Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Tư vấn soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề là một trong những dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn giải đáp thắc mắc về việc đào tạo nghề, học nghề. Đồng thời cũng hỗ trợ soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cho khách hàng, tránh những rủi ro không đáng có. Dưới đây, Luật L24H sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề.

Tư vấn soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Tư vấn soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Quy định về Hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề, học nghề là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 định nghĩa hợp đồng như sau:

Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.

Theo đó, có thể thấy có hai loại hợp đồng đào tạo nghề chính:

Thứ nhất, một loại dành cho doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo và sẽ ở lại làm việc cho doanh nghiệp.

Thứ hai, khi người học nghề tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên như sau:

  • Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
  • Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề
  • Chương trình chuyển giao công nghệ
  • Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng

Nội dung cần có trong hợp đồng đào tạo nghề

Căn cứ vào khoản 2 Điều 39 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014, Hợp đồng đào tạo nghề phải có những nội dung như sau:

  • Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được
  • Địa điểm đào tạo
  • Thời gian hoàn thành khóa học
  • Mức học phí và phương thức thanh toán học phí
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Thanh lý hợp đồng
  • Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài những điều khoản trên, hợp đồng đào tạo nghề của doanh nghiệp khi tuyển người vào đào tạo để làm việc phải có thêm những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau:

  • Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
  • Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
  • Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

Trong trường hợp người lao động được người sử dụng lao động cử đi học nghề để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại thì cần phải tuân theo các quy định của Bộ luật lao động 2019. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật này, hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải bổ sung thêm các nội dung sau:

  • Tiền lương trong thời gian đào tạo;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.

Tóm lại, những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng đào tạo nghề thường là những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ các bên tham gia, thời gian, địa điểm và chi phí của hợp đồng.

Hình thức của hợp đồng đào tạo nghề

Như đã đề cập, căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định rằng Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.

Qua đó, có thể thấy Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 không có quy định bắt buộc về hình thức đối với loại hợp đồng này, hợp đồng đào tạo nghề, học nghề có thể được lập bằng bất văn bản hoặc giao kết bằng lời nói.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt các bên tham gia đang có mối quan hệ lao động với nhau, thì hợp đồng đào tạo nghề cần được xác lập dựa trên những quy định của Bộ luật lao động 2019. Cụ thể khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Có thể thấy hợp đồng đào tạo nghề được giao kết khi người sử dụng lao động tài trợ cho người lao động đi học nhằm nâng cao kỹ năng, trình độ thì bắt buộc phải lập thành văn bản.

Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề

Xử lý khi vi phạm hợp đồng đào tạo nghề

Xử lý khi vi phạm hợp đồng đào tạo nghề

Pháp luật chuyên ngành không quy định về hậu quả, trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng đào tạo nghề. Chính vì thế, trên thực tế, các quy định này thường được thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng đào tạo nghề. Theo đó bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng như đúng những gì đã giao kết trong hợp đồng theo quy định chung của pháp luật dân sự.

Lưu ý, Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định rõ một số hành vi mà người sử dụng lao động không được làm với người lao động trong lúc thực hiện hợp đồng lao động như sau:

  • Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
  • Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
  • Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Chính vì vậy, dù cho người lao động có vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đào tạo nghề của hai bên, người sử dụng động cũng không được có các hành vi trên.

>>>Tham khảo thêm về: Trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề của người lao

Tại sao nên sử dụng dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề?

Việc xác định rõ phạm vi của quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đào tạo nghề rất quan trọng. Chính vì vậy để tránh các rủi ro pháp lý không đáng có, việc sử dụng dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề là rất cần thiết:

  • Thứ nhất, điều này giúp các doanh nghiệp, người sử dụng lao động có các quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm đối với người học nghề, tránh tình trạng vi phạm hợp đồng gây ra những thiệt hại không đáng có, ảnh hưởng đến thời gian và chi phí của các bên. Ngoài ra, dịch vụ này cũng giúp cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động không mắc phải những lỗi về nội dung và hình thức khi soạn thảo hợp đồng, đảm bảo hợp đồng được giao kết đúng với quy định của pháp luật.
  • Thứ hai, dịch vụ này đảm bảo quyền lợi cho người học nghề, người lao động có ý định học nghề hơn trước những quy định, điều khoản ràng buộc mà bên còn lại đặt ra. Việc tư vấn, soạn thảo giúp cho người lao động, người học nghề dự liệu trước được những rủi ro không đáng có và tránh tình trạng vi phạm do không hiểu rõ các quy định được thiết lập trong hợp đồng.

Dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Phạm vi dịch vụ

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng tìm hiểu các quy định về Hợp đồng đào tạo và chi phí đào và các vấn đề pháp lý liên quan theo theo pháp luật hiện hành;
  • Tìm hiểu thông tin và nghiên cứu tài liệu liên quan đến các bên trong hợp đồng đào tạo nghề;
  • Tìm hiểu, cân nhắc các điều khoản pháp lý nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng, phân tích các rủi ro pháp lý tiềm ẩn.
  • Thẩm định kỹ lưỡng các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu của khách hàng;
  • Soạn thảo hợp đồng và rà soát pháp lý nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên khi tiến hành đàm phán hợp đồng;
  • Tư vấn thủ tục và phân tích các rủi ro trong soạn thảo hợp đồng (nếu có);
  • Được tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Chi phí thực hiện

Dịch vụ trọn gói cho sự việc này bao gồm:

  • Phí tư vấn ban đầu: Tư vấn sơ bộ trình tự, thủ tục, các vấn đề pháp lý cần giải quyết đối với việc soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề (Phí này sẽ được khấu trừ vào Phí tranh tụng/thủ tục trọn gói);
  • Phí thực hiện thủ tục trọn gói thì tùy theo tính chất sự việc đơn giản hay phức tạp mà sẽ có phí đặc thù riêng. Nếu các bạn đọc muốn được tư vấn và báo phí cụ thể thì có thể liên hệ đến tổng đài qua Hotline: 1900.633.716.

Lưu ý, có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua tài khoản ngân hàng của công ty. Các bên có thể thỏa thuận về mức phí cụ thể cho từng đợt, khả năng tài chính, tính chất và mức độ của vụ việc. Đồng thời, giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, để soạn thảo một hợp đồng đào tạo nghề, học nghề có giá trị pháp lý cao và tránh được rủi ro không đáng có, cần phải nắm rõ quy trình soạn thảo cũng như các nội dung cần có trong hợp đồng. Do đó, nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn, soạn thảo hợp đồng hay còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến lĩnh vực này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn về bồi thường chi phí đào tạo khi nghỉ việc hỗ trợ nhanh nhất.

Một số bài viết về hợp đồng đào tạo có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.7 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 258 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716