Trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề của NLĐ

Trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề của người lao động được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Người lao động sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề và một số chi phí khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các quy định liên quan đến vấn đề trên. Mời bạn đọc tham khảo.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động

Nội dung hợp đồng

Theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nội dung hợp đồng đào tạo nghề như sau: Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.

Tham khảo thêm bài viết liên quan đến: Mẫu cam kết bồi thường chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo

Căn cứ khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chi phí đào tạo nghề, cụ thể như sau: Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Theo đó, chi phí đào tạo nghề bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về:

  • Chi phí trả cho người dạy.
  • Tài liệu học tập.
  • Trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành.
  • Các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
  • Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm:

  • Chi phí đi lại trong thời gian đào tạo.
  • Chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 có 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Từ quy định trên có thể rút ra các trường hợp chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề luật bao gồm:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp: do hết thời hạn, hoàn thành công việc.
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của một bên, nhưng phải tuân thủ các quy định về thời gian báo trước cho bên còn lại.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế hoặc do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dẫn tới chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian nhất định theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

Pháp luật không có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề đúng luật. Tuy nhiên trong hợp đồng đào tạo nghề có điều khoản về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Như vậy, nếu hai bên khi ký kết hợp đồng đã thỏa thuận về việc hoàn trả chi phí đào tạo thì người lao động có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng đào tạo nghề.

Chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

  • Không được trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo quy định, trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp thuật thì:

  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động
  • Hoàn trả chi phí đào tạo

Mức chi phí mà người lao động phải trả cho người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo. Tuy nhiên Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn không có quy định về tỷ lệ cụ thể mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề. Như vậy có thể hiểu mức phí do các bên thỏa thuận khi người lao động không giữ đúng cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề.

Mức bồi thường chi phí đào tạo

Mức bồi thường chi phí đào tạo

Luật sư tư vấn chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Dịch vụ Luật sư tư vấn các chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề do Luật L24H cung cấp bao gồm các nội dung như sau:

Tư vấn chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Tư vấn chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Tóm lại, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề cần tuân thủ quy định của pháp luật. Việc hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động sẽ tùy vào từng trường hợp. Nếu khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề này cần luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến miễn phí, vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716 để được Luật sư Lao động của hỗ trợ kịp thời hiệu quả nhất.

Scores: 4.8 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,842 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716