Quy định về tội chiếm đoạt chất ma túy và khung hình phạt

Tội chiếm đoạt chất ma túy là loại tội phạm có hành vi lấy trái phép chất ma tuý. Tội này là loại tội phạm gây nguy hiểm cho xã được quy định tại Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp thông tin về hành vi cũng như các yếu tố cấu thành tội phạm và khung hình phạt của tội chiếm đoạt chất ma tuý.

Tội chiếm đoạt chất ma túy

Tội chiếm đoạt chất ma túy

Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý là gì?

Căn cứ tại tiết 3.4 mục 3 Phần II Thông tư liên tịch số  17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” thì: Chiếm đoạt chất ma túy là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác.

Như vậy, hành vi chiếm đoạt chất ma túy là hành vi lấy trái phép chất ma túy bằng các hành vi cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, tham ô,… . Là hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội.

Cấu thành tội chiếm đoạt chất ma tuý

Yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy

Yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy

Chủ thể

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì chủ thể của tội chiếm đoạt chất ma túy là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12, khoản 2, 3 và 4 Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì chủ thể của tội chiếm đoạt chất ma túy trong các trường hợp quy định tại khoản 2,3 và 4 Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015 là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

Khách thể của tội phạm này là  hành vi phạm tội xâm phạm đến quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm thực hiện hành vi nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, thấy trước hậu quả của việc chiếm đoạt chất ma túy là gây tác hại cho xã hội mà vẫn thực hiện hành vi này.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện bằng hành vi dùng thủ đoạn cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng, tham ô chiếm đoạt chất ma tuý.

Hành vi phạm tội chiếm đoạt chất ma túy có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt chất ma túy, ngang nhiên chiếm đoạt chất ma túy do người khác quản lý,…

Các dạng ma túy được quy định trong tội danh này như: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, Heroine, Cocaine, Methamphetamine, lá cây côca, quả thuốc phiện, …

Hậu quả của hành vi gây tác hại về mặt pháp lý và ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc của tội chiếm đoạt chất ma tuý. Chỉ cần người phạm tội vi phạm thuộc một trong các trường hợp tại Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đã đủ yếu tố về mặt khách quan để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Khung hình phạt của tội chiếm đoạt chất ma túy

Căn cứ tại Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội chiếm đoạt chất ma túy thì có khung hình phạt sau:

Khung 1: Hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248 249, 250 và 251 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
  • Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từng điểm b đến điểm h khoản này.

Khung 2: Hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
  • Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
  • Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
  • Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
  • Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Khung 4: Hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
  • Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
  • Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
  • Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Ngoài khung hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung như sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, từ căn cứ trên cho thấy khi phạm tội chiếm đoạt chất ma túy có thể chịu khung hình phạt cao nhất là phạt tù chung thân.

Luật sư tư vấn bào chữa tội chiếm đoạt chất ma tuý

Để giải quyết các vấn đề pháp lý về tội chiếm đoạt chất ma tuý, Luật L24H cung cấp cho quý khách các dịch vụ sau:

  • Tư vấn cho bị can, bị cáo thông tin pháp luật về tội chiếm đoạt chất ma tuý
  • Tư vấn thủ tục soạn thảo văn bản bảo vệ bị can, bị cáo
  • Luật sư tư vấn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tăng nặng trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma túy
  • Luật sư tham gia cùng bị can, bị cáo trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung, đối chất theo quy định pháp luật
  • Luật sư tư vấn thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại bị can, bị cáo
  • Luật sư tham gia bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp của bị can, bị cáo tại Tòa án.

>>>Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư giỏi chuyên bào chữa vụ án ma túy

Tư vấn bào chữa tội chiếm đoạt chất ma túy

Tư vấn bào chữa tội chiếm đoạt chất ma túy

Tội chiếm đoạt chất ma túy là một trong những tội danh xâm phạm đến quy chế quản lý Nhà nước đối với chất ma túy. tùy từng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chiếm đoạt chất ma túy mà người thực hiện hành vi phạm tội có thể chịu hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân. Nếu quý khách có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1900.633.716 hoặc liên hệ luật sư tư vấn luật hình sự để được tư vấn trực tiếp và trao đổi. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,839 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716