Thủ tục xét xử tái thẩm vụ án dân sự được thực hiện như thế nào?

Thủ tục xét xử tái thẩm vụ án dân sự chỉ có thể được tiến hành dựa trên cơ sở kháng nghị của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền với cách thức tương tự thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Dù căn cứ kháng nghị vụ án đã được xét xử của hai hình thức là hoàn toàn khác nhau; tuy nhiên trong cách thức, quy trình xét xử án dân sự của thủ tục tái thẩm sẽ tương tự giám đốc thẩm.

Thủ tục xét xử tái thẩm một vụ án dân sự

Thủ tục xét xử tái thẩm một vụ án dân sự

 

Thế nào là tái thẩm trong dân sự?

Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) giải thích tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

>>>Xem thêm: Tái thẩm là gì? Ý nghĩa và tính chất của tái thẩm

Căn cứ để có thể kháng nghị tái thẩm vụ án dân sự

Các tình tiết mới xuất hiện có khả năng làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định là căn cứ để có thể kháng nghị tái thẩm, trong vụ án dân sự, các tình tiết đó được quy định cụ thể tại Điều 352 BLTTDS như sau:

  • Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
  • Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
  • Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

>>> Xem thêm: Không đồng ý với bản án dân sự đã có hiệu lực phải làm sao

Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự

Phải biết rằng các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không thể trực tiếp kháng nghị tái thẩm mà chỉ có thể thông báo tình tiết mới của vụ án đến cho người có thẩm quyền kháng nghị. Người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm vụ án dân sự theo quy định tại Điều 354 BLTTDS bao gồm:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Đương sự không có quyền kháng nghị tái thẩm

Đương sự không có quyền kháng nghị tái thẩm

Trình tự thủ tục xét xử tái thẩm dân sự

Trình tự xử lý

Theo quy định tại Điều 357 BLDS các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm, cho biết thủ tục xét xử tái thẩm một vụ án, quyết định dân sự cũng tương tự như thủ tục xét xử giám đốc thẩm.

Như vậy, khi thấy có căn cứ để kháng nghị, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị tái thẩm gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền tái thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục tái thẩm (Điều 339 BLTTDS).

Trình tự xử lý một phiên tòa tái thẩm sẽ diễn ra như sau theo Điều 341 BLTTDS:

  1. Bước 1: Sau khi chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng xét xử tái thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị.
  2. Bước 2: Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa tái thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng tái thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử tái thẩm công bố ý kiến của họ.
  3. Bước 3: Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
  4. Bước 4: Các thành viên Hội đồng xét xử tái thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Hội đồng xét xử tái thẩm nghị án và biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Việc nghị án phải được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 264 của BLTTDS này.

Trường hợp 1: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 337 của BLTTDS thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 337 của Bộ luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Trường hợp 2: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 337 của Bộ luật này thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 337 của Bộ luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng :số thành viên biểu quyết tán thành.

Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm

Sau khi hoàn thành thủ tục xét xử tái thẩm vụ án dân sự, Hội đồng tái thẩm có các thẩm quyền xử lý theo luật định tại Điều 356 BLTTDS như sau:

  • Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
  • Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định;
  • Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Luật sư tư vấn làm đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm

Để hỗ trợ cho các khách hàng rõ hơn về Trình tự, Thủ tục khởi kiện dân sự, Luật sư từ Luật L24H cung cấp các dịch vụ sau:

  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ nộp đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đến chủ thể có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ cần thiết khi nộp đơn.
  • Soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm vụ án dân sự.

Tư vấn khách hàng có mong muốn tái thẩm dân sự

Tư vấn khách hàng có mong muốn tái thẩm dân sự

Tái thẩm vụ án dân sự là một thủ tục hiếm xảy ra và có tính chất phức tạp. Mong rằng bài viết của Luật L24H đã giúp bạn giải đáp phần nào các thắc mắc về thủ tục tố tụng này. Nếu vẫn còn bất kỳ vấn đề nào cần luật sư chuyên tư vấn luật dân sự tư vấn hỗ trợ, hoặc liên hệ sử dụng dịch vụ luật sư của Luật L24H bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được luật sư dân sự có chuyên môn giải đáp kịp thời miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (41 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,842 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716