Không đồng ý với bản án dân sự đã có hiệu lực phải làm sao?

Không đồng ý với bản án dân sự đã có hiệu lực phải làm sao?. Chắc hẳn vấn đề này luôn được mọi người quan tâm về thủ tục thời gian đề nghị giám đốc thẩm, kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị tái thẩm, kháng nghị tái thẩm; quá trình xét xử vụ án và cũng như thời hạn, thẩm quyền của các chủ thể liên quan. Sau đây, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây và lời hướng dẫn từ luật sư của Luật L24H.

Không chấp nhận bản án đã có hiệu lực

Không chấp nhận bản án đã có hiệu lực

Kháng nghị giám đốc thẩm bản án dân sự có hiệu lực

Kháng nghị giám đốc thẩm là hoạt động tố tụng của chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ theo quy định của pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

>>> Xem thêm: Giám đốc thẩm là gì?

Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rằng:

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Như vậy, khi có một trong các căn cứ trên, chúng ta có thể đề nghị tới người có thẩm quyền để kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định.

Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm

Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm

Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 331 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Như vậy, liên quan đến thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định trong BLTTDS 2015 thì thẩm quyền có quyền kháng nghị theo thủ tục này là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

Trình tự thủ tục kháng nghị khi bản án đã có hiệu lực

Trình tự thủ tục kháng nghị khi bản án đã có hiệu lực được quy định tại Điều 329 BLTTDS 2015 về “Thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm”, cụ thể như sau:

  • Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi.
  • Tòa án, Viện kiểm sát chỉ thụ lý đơn đề nghị khi có đủ các nội dung quy định tại Điều 328 của Bộ luật này. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
  • Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị. Trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự mình hoặc ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.”

 >>> Tham khảo thêm: Thủ tục Giám đốc thẩm vụ án Dân sự

Thời hạn kháng nghị

Thời hạn kháng nghị là bao lâu

Thời hạn kháng nghị là bao lâu

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thứ nhất, Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Thứ hai, Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

  • Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
  • Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Về thời hạn, có thể thấy quy định về thời hạn kháng nghị là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, thời hạn kháng nghị có thể kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị nếu đủ điều kiện được pháp luật quy định.

Hệ quả pháp lý của việc kháng nghị giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật

Theo quy định tại Điều 343 và Điều 349 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nếu Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị giám đốc thẩm có thể sẽ dẫn đến việc Bản án, quyết định đó bị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra các quyết định sau đây:

  • Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
  • Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
  • Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
  • Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Đồng thời, Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.

Luật sư tư vấn hướng dẫn kháng nghị giám đốc thẩm bản án dân sự

Trong vấn đề liên quan đến kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, Luật L24H sẽ hỗ trợ khách hàng các công việc như:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật, các luận cứ làm cơ sở đề nghị giám đốc thẩm;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ kháng nghị giám đốc thẩm;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng

Bài viết trên của Luật L24H đã cung cấp thông tin cho quý bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề không đồng ý với bản án dân sự đã có hiệu lực như căn cứ để đề nghị giám đốc thẩm, trình tự thủ tục và chủ thể có thẩm quyền kháng nghị. Nếu quý bạn đọc muốn hỗ trợ về yêu cầu kháng nghị hay có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào vui lòng liên hệ Hotline: 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn luật dân sự để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Scores: 4.9 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,853 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716