Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm án dân sự năm 2024

Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự là mẫu đơn cần chuẩn bị khi đương sự mong muốn kháng nghị bản án phúc thẩm của đương sự. Việc thực hiện thủ tục Giám đốc thẩm vụ án dân sự cần phải chuẩn bị mẫu đơn đề nghị, thực hiện theo đúng trình tự thủ tục đề nghị kháng nghị các bản án. Vì vậy, việc nắm những quy định về thủ tục giám đốc thẩm là vô cùng cần thiết. Để nắm thông tin cụ thể hơn, mời Quý độc giả tham khảo nội dung dưới đây.

đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm

Mẫu đơn đề nghi xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Thủ tục Giám đốc thẩm là gì?

Giám đốc thẩm là thủ tục nhằm xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Đây là một trong những hình thức đặc biệt để Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra tính hợp pháp của việc thực thi pháp luật của Tòa án cấp dưới. Trên cơ sở đó có hướng khắc phục, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật của tòa án cấp dưới trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong công tác xét xử của tòa án.

(Căn cứ pháp lý: Điều 325, Điều 331 và Điều 337 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

>>> Tham khảo thêm: Giám đốc thẩm là gì? Phân biệt giám đốc thẩm và tái thẩm

Khi nào thực hiện thủ tục Giám đốc thẩm?

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Căn cứ Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục đề nghị xem xét lại theo Giám đốc thẩm án dân sự

Thủ tục đề nghị xem xét lại theo Giám đốc thẩm án dân sự

Thủ tục đề nghị xem xét lại theo Giám đốc thẩm án dân sự

Hồ sơ đề nghị xem xét Giám đốc thẩm

  • Đơn đề nghị xem xét bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm theo mẫu số 82-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
  • Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Thủ tục đề nghị xem xét lại Giám đốc thẩm

  1. Bước 1: Nộp đơn đề nghị, hồ sơ đính kèm đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  2. Bước 2: Tòa án, viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp.
  3. Bước 3: Tòa án, viện kiểm sát sát xem xét thụ lý khi đủ điều kiện. Người có thẩm quyền quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm phân công người tiến hành nghiên cứu đơn.
  4. Bước 4: Bổ sung, xác minh tài liệu nếu có
  5. Bước 5: Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 327, 328, 329, 330, 331, 332, 333 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Dân sự

>>> Click: Tải mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Đối với Bản án (Quyết định)…………..(1) số… ngày… tháng… năm…

của Tòa án nhân dân………………….

Kính gửi:(2)………………………………………………………………..

Họ tên người đề nghị:(3)…………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4)………………………………………………………………………………………………………………………..

Là:(5)……………………………………………………………………………………………………………………………..

trong vụ án về…………………………………………………………………………..

Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân………….. đã có hiệu lực pháp luật.

Lý do đề nghị:(7)………………………………………………………………………………………………………………

Yêu cầu của người đề nghị:(8)……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

  1. Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………
  2. …………………………………………………………………………………………………..

    NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)

Căn cứ Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ban hành 93 Biểu mẫu áp dụng trong Tố tụng Dân sự.

Hướng dẫn viết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm

Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

  1. Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị.
  2. Tên, địa chỉ của người đề nghị.
  3. Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
  4. Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị.
  5. Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thẩm quyền Giám đốc thẩm

Thẩm quyền Giám đốc thẩm

Thẩm quyền thụ lý đơn đề nghị xem xét thủ tục Giám đốc thẩm

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị như sau:

  • Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
  • Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định phía trên nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị:

  • Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
  • Không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

Những vụ án có tính chất phức tạp nêu trên  là những vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất.
  • Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau.
  • Việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Căn cứ Điều 337 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn về thủ tục Giám đốc thẩm.

luật sư tư vấn thủ tục giám đốc thẩm

Luật sư tư vấn thủ tục xem xét giám đốc thẩm

  • Nghiên cứu hồ sơ, đưa ra phương án pháp lý tối ưu cho Khách Hàng
  • Lên lịch tư vấn cho khách hàng trong suốt quá trình giải quyết yêu cầu cho Khách Hàng
  • Soạn thảo toàn bộ các văn bản, đơn từ nhằm giải quyết yêu cầu của Khách Hàng theo quy định pháp luật.
  • Đề xuất các nội dung pháp lý khi xảy ra các sự kiện trong quá trình giải quyết sự việc và thực hiện việc soạn thảo các văn để khách hàng thực hiện.
  • Hướng dẫn, thay khách hàng chuẩn bị hồ sơ, viết đơn đề đề nghị.

Xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm là một trong những biện pháp được thực hiện nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luật một cách hợp lý, đúng luật. Việc nắm các quy định về mẫu đơn xem xét theo thủ tục tục Giám đốc thẩm là vô cùng cần thiết. Bài viết đã nêu rõ các nội dung về Thủ tục Giám đốc thẩm, về mẫu đơn liên quan, nếu có vấn đề cần giải đáp, thắc mắc cần luật sư tư vấn luật dân sự, dịch vụ luật sư tranh tụng tại Tòa án xin vui lòng liên hệ Hotline 1900633716 hoặc qua Email [email protected]. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716