Thủ tục thành lập công ty mua bán nợ hiện nay không còn là ngành nghề đăng ký có điều kiện. Tuy nhiên, việc thành lập công ty mua bán nợ có được xem là hành vi cấm của luật hay không thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các quy định về mua bán nợ cũng như chuyển nhượng mua bán nợ đối với cá nhân như thế nào sẽ được trả lời dưới đây
thành lập công ty mua bán nợ
Quy định về mua bán nợ
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có định nghĩa như sau: Mua, bán nợ được hiểu như là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.
Điều kiện để kinh doanh mua bán nợ
Trước đây, nghị định 69/2016/NĐ-CP có quy định chung về điều kiện mua bán nợ. Sau khi Luật đầu tư 2020 được ban hành thì kinh doanh dịch vụ mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì thế nghị định 69/2016/NĐ-CP được bãi bỏ. Đồng thời theo Điều 131 nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định Nghị định số 69/2016/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Luật đầu tư có hiệu lực thi hành (01/01/2021)
Điều này cũng tương đương với việc, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ không phải tuân theo điều kiện riêng biệt đối với ngành nghề theo luật định.
Điều kiện kinh doanh mua bán nợ
Thủ tục thành lập công ty mua bán nợ
Hồ sơ
Như đã phân tích như trên, thì hiện nay thủ tục thành lập công ty mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hoạt động kinh doanh mua bán nợ được thực hiện như một ngành nghề kinh doanh dịch vụ thông thường theo quy định hiện hành. Đối với các tổ chức, cá nhân khác thì theo Luật Đầu tư sửa đổi, hoạt động kinh doanh mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện; do đó, việc kinh doanh mua, bán nợ sẽ được điều chỉnh chung theo quy định pháp luật dân sự và pháp luật doanh nghiệp .
Bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài
>>>Xem thêm: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu?
Quy trình thủ tục
Do là không còn là ngành nghề có điều kiện thì sẽ không có quy trình hay thủ tục đặc biệt riêng về việc thành lập này. Việc thành lập công ty sẽ tiến hành như đối với các công ty thông thường:
- Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty
- Bước 2: đặt tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Một số câu hỏi khi kinh doanh mua bán nợ
Mua bán nợ có bị cấm không?
Hiện nay theo Luật đầu tư 2020 không còn quy định về mua, bán nợ. Tuy nhiên ở Bộ luật Dân sự hiện hành thì có quy định về vấn đề chuyển giao quyền yêu cầu như sau:
Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:
- Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.
Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
Như vậy, nếu cả hai không có thoả thuận về việc chuyển giao quyền mua, bán nợ thì bên cho vay có quyền chuyển giao quyền cho bên thứ ba và phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu
Cơ sở pháp lý: khoản 1, khoản 2 Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015
Cá nhân có được mua bán nợ không?
Căn cứ Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
- Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
- Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
- Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Pháp luật hiện hành cho phép các bên có quyền mua bán quyền đòi nợ – được xem là một giao dịch dân sự, bất kể các bên trong quan hệ là cá nhân hay tổ chức. Chỉ cần một bên có nhu cầu mua, một bên có quyền đòi nợ và có nhu cầu bán lại thì đều có thể tham gia thỏa thuận mua bán nợ. Vì vậy, cá nhân vẫn có quyền mua bán nợ.
Tiền sử dụng trong mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phép là đồng ngoại tệ không?
Dựa vào Thông tư số 09/2015/TT-NHNN quy định về đồng tiền giao dịch:
- Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ là đồng Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
- Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền của khoản nợ hoặc đồng tiền khác theo thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên nợ phù hợp với quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, cho phép thực hiện trao đổi ngoại tệ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Cơ sở pháp lý: Điều 8 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tiền sử dụng trong mua, bán nợ
Tư vấn thành lập doanh nghiệp mua bán nợ
- Tư vấn các thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp mua bán nợ;
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng liên hệ với Sở kế hoạch và đầu tư để thực hiện thành lập công ty tư nhân, hỗ trợ đưa công ty đi vào hoạt động.
- Tiến hành hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tiến hành đăng ký thành lập công ty;
- Trợ giúp đàm phán;
- Hỗ trợ trong việc thẩm định tài sản mua, bán nợ.
>>>Xem thêm: Thuê luật sư khởi kiện đòi nợ
>>>Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán nợ
Do là việc thành lập doanh nghiệp để mua bán nợ không còn ngành nghề có điều kiện nhưng các bên có thể thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu ấy sang cho bên còn lại. Vì thế, Luật L24H của chúng tôi xin cung cấp bài viết trên đây để cho Quý khách hàng có một kiến thức pháp lý mới trong việc kinh doanh ngành nghề mua bán nợ, xin vui lòng HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư tư vấn doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết hơn. Xin cảm ơn!