Hợp đồng mua bán nợ là một loại hợp đồng khá phổ biến hiện nay trong nghiệp vụ cho vay. Việc soạn thảo một hợp đồng mua bán nợ theo đúng quy định nhưng vẫn đảm bảo theo thỏa thuận là một điều không dễ dàng. Vì vậy, bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cho bạn đọc những vấn đề pháp lý cơ bản trong việc soạn thảo hợp đồng mua bán nợ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán nợ
Hợp đồng mua bán nợ là gì?
Mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.
Do đó, hợp đồng mua bán nợ là văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT- NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Hình thức của hợp đồng mua bán nợ
Hợp đồng mua bán nợ là văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ nên hình thức của hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản, các thỏa thuận bằng miệng hoặc các hình thức khác không được xem là hợp pháp.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Những điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán nợ
Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán nợ
Các bên có thể thỏa thuận nội dung của hợp đồng mua bán nợ nhưng không được trái với quy định của pháp luật và phải đảm bảo có các nội dung sau:
- Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
- Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
- Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;
- Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;
- Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;
- Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);
- Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
- Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
- Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
- Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung hợp đồng mua, bán nợ.
Cơ sở pháp lý: Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mẫu hợp đồng mua bán nợ
>>> Tải mẫu tại đây: Mẫu hợp đồng mua bán nợ.
Mẫu hợp đồng mua bán nợ
Hợp đồng mua bán nợ có phải công chứng không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp đồng mua, bán nợ không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực, chỉ cần được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ. Tuy nhiên, việc công chứng sẽ giúp cho hợp đồng mua bán nợ đã ký kết có tính pháp lý hơn, tiết kiệm thời gian, công sức để chứng minh nếu có xảy ra những tranh chấp.
Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán nợ
- Nghiên cứu tài liệu, thông tin, yêu cầu của các bên để tư vấn cho khách hàng soạn. thảo hợp đồng mua, bán nợ có nội dung, hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.
- Soạn thảo, sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua, bán nợ cho khách hàng.
- Phân tích rủi ro, tư vấn khách hàng đàm phán hợp đồng theo hướng bảo vệ tối đa quyền lợi.
- Thay mặt khách hàng giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán nợ.
Bài viết trên của Văn phòng Luật L24H đã cung cấp những thông tin cơ bản về hợp đồng mua bán nợ như hình thức, giá trị pháp lý của hợp đồng cùng với những lưu ý cần thiết khi soạn thảo hợp đồng mua bán nợ. Nếu quý bạn đọc còn gặp những khó khăn hay thắc mắc gì hãy liên hệ với Luật L24H thông qua hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn hợp đồng hỗ trợ tư vấn, báo giá dịch vụ cụ thể chi tiết. Xin cảm ơn.