Thủ tục thành lập công ty du lịch

Thủ tục thành lập công ty du lịch muốn tiến hành thuận lợi, thành công thì chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ những vấn đề về điều kiện thành lập, hồ sơ, trình tự THỦ TỤC xin cấp giấy phép theo luật định. Với kinh nghiệm nhiều năm của mình, Luật L24H sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp muốn KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH các bước cụ thể qua bài viết tư vấn dưới đây.

tư vấn thủ tục thành lập công ty du lịch

Tư vấn thủ tục thành lập công ty du lịch

Điều kiện thành lập công ty du lịch, lữ hành

Điều kiện thành lập doanh nghiệp du lịch nội địa (căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật du lịch 2017, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 94/2021/NĐ-CP).

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng: 20 triệu đồng.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế (căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật du lịch 2017 và Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 94/2021/NĐ-CP):

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Vốn ký quỹ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tối thiểu là 50 triệu đồng, Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài thì vốn ký quỹ là 100 triệu đồng. Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: ký quỹ 100 triệu đồng.

Trình tự thủ tục, hồ sơ mở công ty du lịch, lữ hành

Bước 1: Tiến hành xin giấy phép kinh doanh cho công ty

  1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2. Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư;
  3. Nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp sau 03-05 ngày nếu hồ sơ hợp lệ;

Bước 2: Tiến hành xin giấy phép con (giấy phép đủ điều kiện hoạt động của công ty du lịch)

  1. Lập hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành tại cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở (Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa) hoặc Tổng cục du lịch (kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế);
  2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp (Điều 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP):

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Quyết định thành lập công ty;
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần).

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành (Điều 32 Luật Du lịch):

  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • Nội dung các chương trình du lịch và phương án kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Những mã ngành nghề khi xin cấp giấy phép kinh doanh doanh nghiệp du lịch cần biết

  • Đại lý du lịch: 7911
  • Điều hành tour du lịch (Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế): 7912
  • Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch: 7990
  • Cho thuê xe có động cơ (Cho thuê xe du lịch): 7710
  • Vận tải hành khách đường bộ khác: 4932
  • Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt): 4931
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa): 5229
  • Dịch vụ lưu trú ngắn ngày: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (không hoạt động tại trụ sở): 5510

Căn cứ pháp lý: Phụ lục II Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

Dịch vụ thành lập công ty du lịch lữ hành tại Luật L24H

  • Tư vấn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, các điều kiện để thành lập doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp du lịch, ngành nghề kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp lữ hành, kế toán công ty du lịch,…;
  • Tư vấn các quy định pháp luật du lịch liên quan đến việc thành lập và xin giấy phép du lịch bao gồm quy định về vốn điều lệ, quy định về việc ký quỹ, sử dụng, rút tiền ký quỹ,…;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ xin giấy phép du lịch và các giấy tờ tài liệu có liên quan theo quy định pháp luật;
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền quản lý về du lịch;
  • Giải quyết toàn bộ các vấn đề phát sinh để đảm bảo xin được giấy phép kinh doanh du lịch;
  • Nhận hồ sơ và bàn giao cho Quý khách hàng
  • Tư vấn các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi nhận được yêu cầu.

dịch vụ thành lập công ty L24H

Dịch vụ thành lập công ty du lịch của Luật L24H

Một số câu hỏi thường gặp khi mở công ty du lịch

Để mở công ty du lịch cần trình độ thế nào?

Điều 31 Luật Du lịch 2017 có đặt ra điều kiện về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

  • Lữ hành nội địa: từ bậc trung cấp trở lên.
  • Lữ hành quốc tế: từ bậc cao đẳng trở lên.
  • Hoặc có thể tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa hoặc quốc tế.

Mở công ty du lịch cần bao nhiêu vốn?

Vốn pháp định tối thiểu kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20 triệu đồng.

Khi mở công ty lữ hành quốc tế cần lập vốn ký quỹ tại ngân hàng:

  • Đối với phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: 50 triệu đồng.
  • Đối với phục vụ khách du khách Việt Nam ra nước ngoài: 100 triệu đồng.
  • Vốn điều lệ/vốn pháp định của công ty ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn vốn ký quỹ.

Phải đăng ký mã ngành du lịch khi nào?

Thông thường doanh nghiệp sẽ phải đăng ký mã ngành nghề ngay khi nộp hồ sơ thành lập công ty Ở bước xin giấy phép con, doanh nghiệp chỉ cần nộp các loại giấy phép, chứng chỉ dựa trên yêu cầu của ngành nghề đã đăng ký ban đầu.

Nộp hồ sơ thành lập công ty du lịch ở đâu?

Hồ sơ thành lập công ty được nộp trực tiếp tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT cấp tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở kinh doanh của công ty.

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập, doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ gửi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh hoặc Tổng cục Du lịch để xin cấp phép hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành.

Việc thành lập công ty du lịch không khác nhiều so với thành lập doanh nghiệp nói chung, chỉ cần lưu ý về điều kiện và thủ tục xin giấy phép con. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến điều kiện, thủ tục, hồ sơ hoặc cần sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Luật L24H vui lòng liên hệ theo số Hotline 1900633716 để được Luật sư tư vấn kịp thời chính xác. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716