Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư là bước quan trọng không thể thiếu đối với những nhà đầu tư muốn khai thác và tận dụng cơ hội đầu tư. Trong thị trường cạnh tranh và môi trường pháp lý ngày càng phức tạp, việc hiểu rõ đối tượng và thực hiện đúng các thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư là yếu tố quyết định đến sự thành công và bền vững của dự án đầu tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình áp dụng và được hưởng ưu đãi đầu tư.
Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư mới nhất
Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
Các nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, theo đó các nguyên tắc áp dụng được trình bày như sau:
Thứ nhất, dự án đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Thứ hai, dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên và dự án sử dụng lao động là người khuyết tật quy định tại các điểm b và c Khoản 4 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
Thứ ba, dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Thứ tư, mức ưu đãi cụ thể đối với dự án đầu tư quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và đất đai;
Thứ năm, đối với dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau trong cùng một thời gian thì nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
Thứ sáu, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020 được áp dụng như sau:
- Mức ưu đãi, thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai;
- Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt được áp dụng đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và toàn bộ cơ sở trực thuộc đặt ngoài trụ sở chính của Trung tâm;
- Nhà đầu tư đề xuất áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt phải cam kết đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư, mức vốn giải ngân, thời hạn giải ngân quy định tại các điểm a và b Khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư và các điều kiện khác ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc thỏa thuận bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, thời gian ưu đãi đầu tư đặc biệt theo các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giá trị sản xuất trong nước đối với các dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020.
Thứ bảy, ưu đãi đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại tổ chức kinh tế); chia, tách, sáp nhập và chuyển nhượng dự án đầu tư được áp dụng như sau:
- Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại tổ chức kinh tế hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại hoặc nhận chuyển nhượng nếu vẫn đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư;
- Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở chia, tách dự án đáp ứng điều kiện hưởng mức ưu đãi đầu tư nào thì được hưởng mức ưu đãi đầu tư đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án trước khi chia, tách;
- Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở sáp nhập dự án được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo các điều kiện hưởng ưu đãi của từng dự án trước khi sáp nhập nếu vẫn đáp ứng điều kiện. Trường hợp dự án được sáp nhập đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác nhau thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo từng điều kiện khác nhau đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại.
Cuối cùng, đối với các trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập theo quy định của Chính phủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch hoặc chấp thuận chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hoặc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư thì các dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất được tiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó) hoặc theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất (trong trường hợp không có các loại giấy tờ đó).
>>> Xem thêm: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mới nhất 2024
Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
Với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, việc hiểu rõ về các hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư là vô cùng quan trọng để tối ưu hóa cơ hội đầu tư và tăng cường lợi nhuận. Sau đây là các quy định pháp luật về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư.
Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư gồm:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 19 Nghị định 31/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này;
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này;
- Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng), dự án đầu tư sử dụng từ 30% số lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và pháp luật về lao động;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ;
- Các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư 2020;
- Chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 là mạng lưới các trung gian thực hiện phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đến người tiêu dùng;
- Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là cơ sở được thành lập theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư
Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư năm 2024
Hồ sơ:
Trước khi tiến hành thủ tục áp dụng, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:
Hồ sơ áp dụng ưu đãi đầu tư thông qua bưu điện/trực tiếp tại trụ sở cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư gồm các loại giấy tờ được quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Kê khai/đề nghị áp dụng ưu đãi đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ… đối với trường hợp được cấp một trong số các loại giấy tờ này.
Trình tự thực hiện
Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Xác định căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư
- Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận khoa học và công nghệ, nhà đầu tư căn cứ nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận khoa học và công nghệ để thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư;
- Đối với dự án không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận khoa học và công nghệ, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 để thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ áp dụng ưu đãi đầu tư thông qua bưu điện/trực tiếp tại trụ sở cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư
Bước 3: Cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng ưu đãi đầu tư về đất đai và ưu đãi khác đối với nhà đầu tư đáp ứng điều kiện.
Thời hạn giải quyết: tùy thuộc thời hạn giải quyết của từng cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư đối với từng loại ưu đãi đầu tư. Nhà đầu tư sẽ được xem xét và hưởng các ưu đãi khi thực hiện dự án đầu tư đáp ứng đủ điều kiện và hoàn thành các thủ tục theo luật định.
>>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Luật sư tư vấn, hướng dẫn thực hiện thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
Trong bối cảnh nền kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc tận dụng các ưu đãi đầu tư là một yếu tố không thể phủ nhận trong chiến lược phát triển doanh nghiệp của mình. Để hỗ trợ quý khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư một cách hợp pháp và hiệu quả, Chuyên tư vấn luật cung cấp đến khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn gồm:
- Tư vấn pháp lý về chính sách và quy định đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ trong việc hiểu rõ về quy trình và điều kiện áp dụng các ưu đãi đầu tư;
- Hỗ trợ phân tích và đánh giá các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư;
- Hỗ trợ trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật;
- Tư vấn về các tài liệu cần thiết và các bước cụ thể để hoàn thành quy trình đầu tư;
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký và xin phê duyệt đăng ký đầu tư;
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong các cuộc họp, đàm phán và giao dịch với cơ quan quản lý và các bên liên quan;
- Giải quyết tranh chấp và tư vấn pháp lý liên quan đến đầu tư.
Tư vấn, hỗ trợ thực hiện áp dụng ưu đãi đầu tư
Hướng dẫn thực hiện thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư năm 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng để hỗ trợ nhà đầu tư trong việc tận dụng các chính sách ưu đãi. Bằng cách cung cấp hướng dẫn rõ ràng và minh bạch, nó giúp tăng cường tính công bằng và đảm bảo sự hiệu quả của quá trình đầu tư. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc, xin vui lòng liên hệ luật sư doanh nghiệp thông qua số hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: