Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh viễn thông mới nhất 2024

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh viễn thông đang là điều kiện mà nhiều doanh nghiệp quan tâm khi mà ngành viễn thông đang giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối và truyền tải thông tin. Theo đó đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư. Vì vậy, mọi doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề này phải xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Bài viết dưới đây tôi sẽ cung cấp đầy đủ nội dung về, mời Quý độc giả cùng tham khảo qua.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh viễn thông

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh viễn thông

Khái niệm về dịch vụ viễn thông, kinh doanh viễn thông

Dịch vụ viễn thông là gì?

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.

CSPL: khoản 7 Điều 3 Luật Viễn thông 2009

Kinh doanh viễn thông là gì?

Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.

Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

CSPL: khoản 1 Điều 13 Luật Viễn thông 2009

Quy định của pháp luật về Giấy phép kinh doanh viễn thông

Giấy phép kinh doanh viễn thông là loại giấy tờ cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Theo khoản 1 Điều 34 Luật Viễn thông 2009, giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.

Cụ thể về các loại giấy phép kinh doanh viễn thông như sau:

Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:

  • Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
  • Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.

Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:

  • Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
  • Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
  • Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.

Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông

Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh viễn thông cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
  • Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
  • Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
  • Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

Còn đối với doanh nghiệp xin cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng được cấp phép khi:

  • Đảm bảo các điều kiện quy định được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông;
  • Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ từ Điều 19 đến Điều 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP.

CSPL: Điều 36 Luật Viễn thông 2009

Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh viễn thông cho doanh nghiệp

Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông phải gửi 05 bộ hồ sơ tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao điều lệ đảng có hiệu lực của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Dự báo và phân tích thị trường; phương án kinh doanh; doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư, phương án huy động vốn; nhân lực (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
  • Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Cấu hình mạng lưới, thiết bị theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng lưới, thiết bị; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn, an ninh thông tin (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
  • Văn bản cam kết thực hiện giấy phép theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

CSPL: điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 81/2016/NĐ-CP

Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 05 bộ hồ sơ tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao đang có hiệu lực điều lệ của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
  • Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Loại hình dịch vụ; phạm vi cung cấp dịch vụ; giá cước dịch vụ; dự báo và phân tích thị trường, doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư phương án huy động vốn; nhân lực; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh dịch vụ (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
  • Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Cấu hình mạng viễn thông sẽ sử dụng theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng và thiết bị viễn thông; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; kết nối viễn thông; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ; biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này

Trường hợp doanh nghiệp đồng thời đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp một loại hình dịch vụ viễn thông cụ thể, hồ sơ đề nghị cấp phép có thể được gộp chung thành một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung nêu trên.

CSPL: Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 81/2016/NĐ-CP)

Trình tự thủ tục

Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh viễn thông cho doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp theo thẩm quyền;
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng cho doanh nghiệp theo thẩm quyền. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 3 Điều 20 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm thực hiện giấy phép theo thông báo của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
  • Trường hợp từ chối cấp phép, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp đề nghị cấp phép biết

CSPL: khoản 4 Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 81/2016/NĐ-CP

Hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng kinh doanh viễn thông

Hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng kinh doanh viễn thông

Các trường hợp doanh nghiệp được miễn giấy phép viễn thông

Doanh nghiệp hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong các trường hợp sau:

  • Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
  • Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
  • Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
  • Mạng viễn thông dùng riêng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 24 Luật Viễn thông 2009.

CSPL: Điều 40 Luật Viễn thông 2009

Luật sư tư vấn các vấn đề pháp ý về việc cấp giấy phép kinh doanh viễn thông

  • Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
  • Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh
  • Hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
  • Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
  • Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng

>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật doanh nghiệp

Như vậy, việc có giấy phép kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích trong quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp. Nên nếu cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề xin cấp giấy phép kinh doanh viễn thông, nhận được tư vấn để đạt được quyền lợi tốt nhất có thể và tránh các rủi ro pháp lý. Quý khách hàng có thể tin tưởng sử dụng DỊCH VỤ LUẬT SƯ RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP thực hiện hồ sơ thủ tục, hoặc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan vui lòng gọi vào số tổng đài tư vấn trực tuyến miễn phí 1900.633.716 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Một số bài viết xin cấp giấy phép có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.9 (25 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716