Dịch vụ luật sư bảo vệ cho người lao động khi bị sa thải

Dịch vụ luật sư bảo vệ cho người lao động khi bị sa thải là dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng đảm bảo quyền và lợi ích của mình khi bị xử lý kỷ luật lao động, đặc biệt là khi bị sa thải. Luật L24H sẽ cung cấp các dịch vụ luật sư tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng như hướng dẫn, tư vấn, soạn thảo đơn từ, đại diện pháp luật, luật sư bảo vệ quyền lợi… Chúng tôi sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về Dịch vụ luật sư lao động bảo vệ cho người lao động khi bị sa thải thông qua bài viết dưới đây.

Bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị sa thải

Bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị sa thải

Trường hợp áp dụng kỷ luật sa thải

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên đúng luật thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Chỉ sa thải đối với các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, bao gồm: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc, tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng,…
  • Xử lý sa thải theo đúng các nguyên tắc xử lý kỷ luật quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động;
  • Xử lý sa thải trong thời hiệu quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động;
  • Xử lý đúng thẩm quyền;
  • Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động với thành phần tham dự, trình tự thủ tục theo đúng quy định.

Bị sa thải trái luật, người lao động cần làm gì?

Khiếu nại

Khiếu nại lần đầu: Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động lần đầu như sau:

Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.

Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về trình tự giải quyết khiếu nại lao động lần đầu bao gồm các bước cơ bản sau:

  1. Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại
  2. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
  3. Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
  4. Bước 4: Tổ chức đối thoại lần đầu
  5. Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:

Theo Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, thành phần thành phần hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc lĩnh vực lao động bao gồm:

  • Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại.
  • Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại.
  • Tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại.
  • Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
  • Kết quả giám định (nếu có).
  • Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có).
  • Quyết định giải quyết khiếu nại
  • Tài liệu khác có liên quan.

Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của người sử dụng lao động không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai. Khi khiếu nại lần hai, người lao động khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về trình tự giải quyết khiếu nại lao động lần hai, gồm các bước cơ bản sau:

  1. Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại
  2. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
  3. Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại khi giải quyết khiếu nại lần hai
  4. Bước 4. Tổ chức đối thoại
  5. Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai theo Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Căn cứ Điều 33 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, thành phần thành phần hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai cũng được lập theo quy định tại Điều 25 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, bao gồm cả hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có)

Hòa giải

Theo Điều 188, Điều 189 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp về kỷ luật sa thải đều có thể sử dụng cách hòa giải để giải quyết tranh chấp.

Hòa giải tranh chấp lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động, theo đó, một cơ quan (tổ chức, cá nhân) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp xem xét.

Khi có tranh chấp lao động, nếu hai bên tranh chấp cùng chấp nhận phương án hoà giải thì cơ quan (tổ chức, cá nhân) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lập biên bản hoà giải thành, hai bên tranh chấp thực hiện các thỏa thuận ghi trong biên bản. Nếu hai bên tranh chấp không chấp nhận phương án hoà giải thì cơ quan (tổ chức, cá nhân) đó lập biên bản hoà giải không thành. Trong trường hợp này, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết tranh chấp hoặc cơ quan hoà giải không thành tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì các bên không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện

CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019

Yêu cầu Hội đồng lao động trọng tài giải quyết

Theo Khoản 1, Điều 189 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này.”

Khởi kiện tại Tòa án

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể khởi kiện tại Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu gia đình
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có)
  • Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, quyết định chấm dứt hợp động lao động hoặc quyết định sa thải,,…
  • Biên bản hòa giải không thành

Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đảm bảo bố cục đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

>>>Tham khảo: Mẫu đơn khởi kiện dân sự

Khi nộp đơn khởi kiện, người lao động nộp đơn (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);

>>Tham khảo trình tự và thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tại đây: Giải quyết tranh chấp lao động

Lợi ích khi mời luật sư bảo vệ người lao động khi bị sa thải

Mời Luật sư có thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Mời Luật sư có thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, quý khách cần tìm một luật sư có trình độ chuyên môn cao và đáng tin cậy. Công ty luật L24H tự hào sở hữu nhiều luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm để đảm bảo lợi ích của quý khách hàng trong những vấn đề sau:

  • Giải thích cho Quý khách hàng những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề kỷ luật lao động đang gặp phải;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng trong vụ việc xử lý kỷ luật.
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia tranh tụng nếu có yêu cầu.
  • Thực hiện thủ tục liên quan tới tranh chấp nếu cần thiết.

Dịch vụ luật sư bảo vệ cho người lao động khi bị sa thải

Dịch vụ tư vấn cho người lao động

Dịch vụ tư vấn cho người lao động

  • Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
  • Tư vấn, giải thích cho người lao động về nội dung các nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động
  • Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
  • Đại diện cho người lao động khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền, khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
  • Soạn thảo các văn bản, đơn từ cần thiết;
  • Luật sư tham gia làm việc cùng khách hàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật lao động

Quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý về kỷ luật lao động như sau:

  1. Bước 1: Luật sư tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với các vấn đề lao động cần giải quyết;
  2. Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
  3. Bước 3: Tư vấn Quý khách hàng những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề kỷ luật lao động đang gặp phải;
  4. Bước 4:  Luật sư phân tích, đưa ra các phương án giải quyết nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho khách hàng;
  5. Bước 5: Luật sư thực hiện các công việc giải quyết vấn đề lao động cho khách hàng theo đúng phạm vi công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
  6. Bước 6: Thông báo hoặc giao kết quả giải quyết vấn đề lao động cho khách hàng.

Phương thức tư vấn pháp luật lao động

Luật L24H nhận hỗ trợ tư vấn luật lao động miễn phí 24/24 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.633.716 và trình bày nội dung với luật sư lao động để được giải đáp tư vấn.
  • Tư vấn qua Email, vui lòng gửi mail nội dung tư vấn tài liệu đính kèm qua email: [email protected] chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
  • Tư vấn qua ZALO:0939568950
  • Tư vấn qua FACEBOOK: Văn Phòng Luật Sư L24H

Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty tại 2 địa điểm ở TP.HCM và TP. Hà Nội. Tp. Cần Thơ theo thông tin địa chỉ bên dưới

  • Tư vấn trực tiếp tại trụ sở văn phòng công ty TPHCM: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
  • Văn phòng tư vấn Quận 1: Phòng A1, Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh văn phòng tư vấn luật tại TP Hà Nội: Tầng 23, Tòa nhà TASCO, lô HH2-2, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Chi nhánh văn phòng tại TP. Cần Thơ: 207 Nguyễn Tri Phương, Khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Trên đây là bài viết về dịch vụ luật sư bảo vệ cho người lao động khi bị sa thải Luật L24H. Nếu Quý khách có nhu cầu cần được hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi qua tổng đài vui lòng liên hệ chúng tôi theo số Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời.  Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những câu hỏi và thắc mắc từ quý khách hàng và khai thác mạng lưới các luật sư lao động giỏi, nhiệt tình trong lĩnh vực chuyên môn để giúp đỡ bạn.

Bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:

Scores: 4.6 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 213 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716