Thay đổi vốn điều lệ phải thực hiện thủ tục đăng ký hay thông báo

Thay đổi vốn điều lệ phải thực hiện thủ tục đăng ký hay thông báo là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp cần tìm hiểu khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Như vậy, quy định về tăng, giảm vốn điều lệ như thế nào, sau khi tăng, giảm vốn điều lệ cần làm gì? Sau đây là những nội dung cơ bản mà tôi cung cấp về vấn đề trên.

Thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

 Thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

Tăng vốn điều lệ

  • Tăng vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020: Tăng vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
  • Tăng vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
  • Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chào bán cổ phần quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020: Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.

>>> Tham khảo thêm:

Giảm vốn điều lệ

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 trong các trường hợp sau:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể giảm vốn điều lệ theo Khoản 3 Điều 87 Luật này trong các trường hợp sau:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.

Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ theo Điều 112 Luật này trong các trường hợp sau:

Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;

Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.

>>> Tham khảo thêm:

Thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ

Đăng ký hay Thông báo thay đổi vốn

Theo quy định tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này bao gồm vốn điều lệ quy định tại Điều 28 Luật này.

Như vậy khi thay đổi vốn điều lệ của công ty doanh nghiệp cần phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh

>>> Xem thêm: Điều kiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viên, thủ tục tăng vốn

Hồ sơ chuẩn bị

Căn cứ Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ
  • Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ
  • Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ
  • Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của các thành viên mới tiếp nhận vào công ty
  • Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của thành viên mới góp vốn vào công ty
  • Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ tục

  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia và Đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

  • Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
  • Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nộp đủ hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ

Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ

Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ

Đối với đăng ký tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp nên hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục tăng để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế. Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thành viên công ty, chủ sở hữu và cổ đông của công ty chịu trách nhiệm đối với phần vốn của mình sau khi đăng ký thay đổi trong doanh nghiệp.

Xử phạt nếu không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ

Tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau :

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Vậy nên, khi không đăng ký thay đổi vốn điều lệ sẽ phải bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, và với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP) là 10.000.000 đến 15.000.000 đồng, và còn buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ có bị xử phạt

Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ

  • Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về việc thay đổi vốn điều lệ
  • Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ
  • Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo đơn từ, làm việc với cơ quan nhà nước
  • Các vấn đề khác có liên quan.

Luật sư doanh nghiệp tư vấn thay đổi vốn điều lệ

Luật sư doanh nghiệp tư vấn thay đổi vốn điều lệ

Như vậy, khi thay đổi vốn điều lệ của công ty thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bài viết tôi cũng đã cung cấp các nội dung về các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ, hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần tôi tư vấn luật doanh nghiệp cụ thể hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được tư vấn kỹ hơn.

Scores: 5 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716