Điều kiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viên, thủ tục tăng vốn

Điều kiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viên là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhằm giải đáp các thắc mắc về điều kiện, thủ tụchồ sơ để tăng vốn điều lệ quỹ thành viên, bài viết sau đây tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý hữu ích về các vấn đề trên và giúp quý độc giả phòng tránh các rủi ro pháp lý không đáng có trong thực tiễn.

Thực hiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viên

Thực hiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viên

Quy định về vốn điều lệ quỹ thành viên

Khái niệm về quỹ thành viên

Căn cứ theo khoản 41 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định:

Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Nội dung khái niệm của quỹ thành viên được nêu ở trên đã đồng thời cho thấy điều kiện để 1 quỹ đầu tư là quỹ thành viên, trong đó, cần đáp ứng số lượng thành viên và thành viên tham gia phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Vốn điều lệ quỹ thành viên là gì?

Vốn điều lệ quỹ thành viên là vốn góp ban đầu do các thành viên tham gia quỹ thành viên góp vốn.

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 113 Luật Chứng khoán 2019, để thành lập quỹ thành viên thì vốn góp tối thiểu là 50 tỷ đồng.

Như vậy, vốn điều lệ quỹ thành viên sẽ là khoản tiền từ 50 tỷ trở lên do các thành viên trong quỹ thành viên góp vốn thành lập quỹ thành viên.

>>>Xem thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên trở lên

Điều kiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viên

Tại Điều 224 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viên, nội dung như sau:

  1. Điều lệ quỹ có quy định việc tăng vốn điều lệ.
  2. Được Đại hội nhà đầu tư quỹ thông qua việc tăng vốn điều lệ quỹ, phương án tăng, vốn điều lệ và Điều lệ quỹ sửa đổi.
  3. Sau khi điều chỉnh vốn, quỹ vẫn đáp ứng quy định tại Điều 113 Luật Chứng khoán.
  4. Trường hợp tăng vốn, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 222 Nghị định này. Việc góp vốn được thực hiện bằng tiền hoặc các loại chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Việc góp vốn bằng chứng khoán phải bảo đảm:
  • Nhà đầu tư góp vốn không bị hạn chế chuyển nhượng đối với số tài sản dự kiến đưa vào quỹ; không phải là tài sản bảo đảm đang được cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, bị phong tỏa hoặc trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật dân sự;
  • Tài sản đưa vào quỹ phải đáp ứng Điều lệ quỹ, mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của quỹ; không phải là loại tài sản đang có trong danh mục đầu tư của quỹ nhưng sắp thanh lý, thoái vốn; không phải là các loại chứng khoán bị đình chỉ, tạm ngừng giao dịch, hủy bỏ niêm yết hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng thanh lý, giải thể, phá sản;
  • Việc góp vốn bằng tài sản phải được sự chấp thuận của tất cả các nhà đầu tư của quỹ và chỉ được coi là đã hoàn tất sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang quỹ. Việc chuyển quyền sở hữu thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
  • Việc định giá tài sản góp vốn phải theo Điều lệ quỹ và các quy định pháp luật khác liên quan. Giá trị tài sản đưa vào quỹ được xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn những lưu ý về điều kiện để tăng vốn điều lệ quỹ thành viên như sau:

  • Điều lệ quỹ có quy định
  • Được Đại hội nhà đầu tư thông qua
  • Đáp ứng mức quỹ tối thiểu, điều kiện số lượng thành viên và công ty quản lý
  • Công ty quản lý quỹ phải đáp ứng điều kiện không bị đặt vào tình trạng cảnh báo, kiểm soát đặc biệt,… (chi tiết tại khoản 2 Điều 222 Nghị định 155/2020/NĐ-CP)
  • Điều kiện về tài sản được góp vốn

Thủ tục tăng vốn điều lệ quỹ thành viên

Hồ sơ tăng vốn điều lệ quỹ thành viên

Nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ quỹ thành viên

Nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ quỹ thành viên

Hồ sơ tăng vốn điều lệ quỹ thành viên theo quy định tại Điều 225 Nghị định 155/2020/NĐ-CP sẽ bao gồm:

  • Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư thông qua việc tăng vốn điều lệ quỹ thành viên, phương án tăng vốn điều lệ và Điều lệ quỹ sửa đổi.
  • Điều lệ quỹ sửa đổi.
  • Hợp đồng lưu ký sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  • Danh sách các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia góp vốn trước và sau khi tăng vốn điều lệ theo Mẫu số 93 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo thẩm định của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty chứng khoán được ủy quyền về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các thành viên góp vốn mới (nếu có).
  • Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về phần vốn đã góp thêm, danh mục tài sản góp thêm vào quỹ trong trường hợp tăng vốn.
  • Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về việc phân bổ tài sản cho từng nhà đầu tư, trong đó nêu rõ danh mục tài sản đã phân bổ cho nhà đầu tư trong trường hợp giảm vốn.
  • Hợp đồng góp vốn của các thành viên góp vốn mới (nếu có) kèm theo quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức về việc góp vốn vào quỹ.

Trình tự thực hiện

Căn cứ Điều 230 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định, có thể hiểu việc thực hiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viên sẽ bao gồm những thủ tục như sau:

  • Bước 1: Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nộp hồ sơ đề nghị tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  • Bước 2: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ phận một cửa) tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp chưa đầy đủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn bổ sung hồ sơ theo quy định.
  • Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Phần vốn góp thêm của quỹ chỉ được giải ngân sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.

Như vậy, thời hạn để nhận được thông báo về chấp nhận yêu cầu tăng vốn điều lệ quỹ thành viên là 10 ngày. Có thể thấy yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý trong thủ tục thực hiện là hồ sơ. Việc đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ sẽ tránh được tình trạng bị kéo dài thời gian vì hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu.

>>> Tham khảo thêm: Không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ có bị xử phạt không

Tư vấn thủ tục tăng vốn điều lệ quỹ thành viên

Hỗ trợ pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp

Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp tận tâm, chuyên nghiệp

  • Tư vấn các quy định, điều kiện về tăng vốn điều lệ quỹ thành viên;
  • Tư vấn trình tự thủ tục điều kiện về tăng vốn điều lệ quỹ thành viên;
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý về tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ,…;
  • Đại diện khách hàng làm việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thực hiện các yêu cầu khác liên quan của khách hàng.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

Bài viết trên đây của tôi nhằm cung cấp thông tin pháp lý về điều kiện tăng vốn điều lệ quỹ thành viênthủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ. Để hạn chế những rủi ro pháp lý trong thực tiễn thực hiện, quý độc giả nếu có quan tâm về hoạt động tăng vốn điều lệ, tư vấn luật doanh nghiệp hãy liên hệ hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.

Scores: 4.6 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716