Không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ có bị xử phạt theo quy định pháp luật vẫn là việc mà khá nhiều cơ quan, doanh nghiệp quan tâm. Bài viết này tôi sẽ trình bày về việc thay đổi góp vốn, hình thức xử phạt đối với tổ chức khi không đăng ký thay đổi. Đặc biệt là các quyết định khi tăng hay giảm vốn góp và các quy định liên quan.
Có bị xử phạt không đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vậy nên, vốn điều lệ đó là số vốn mà công ty cổ phần dùng để kinh doanh. Vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cổ đông phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình.
Các hình thức thay đổi vốn điều lệ
Trường hợp tăng vốn
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thay đổi tăng vốn gồm có trường hợp sau :
- Tăng vốn góp của thành viên;
- Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
- Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác (khoản 1 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)
Công ty cổ phần tăng vốn thông qua việc chào bán cổ phần; Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần
>>> Xem thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trường hợp giảm vốn
Công ty TNHH 2 thành viên giảm vốn gồm ( khoản 3 Điều 68 Luật doanh nghiệp 2020):
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
- Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây (khoản 2 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020):
- Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây (khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020):
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Hình thức thay đổi vốn điều lệ
Cần làm gì khi công ty thay đổi vốn điều lệ
Thời hạn thực hiện
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. (khoản 2 Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020)
Chuẩn bị hồ sơ
Đối với hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp được quy định tại Điều 51 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
- Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ
Trình tự thủ tục
- Bước 1 : Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư
- Bước 2 : Việc tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của các giấy tờ sẽ do Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư thực hiện. Nếu đã đủ hồ sơ sẽ được cấp giấy biên nhận hồ sơ, còn chưa đủ sẽ được hướng dẫn bổ sung
- Bước 3 : Người nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch đầu tư theo thời hạn đã được hẹn theo Giấy biên nhận. Để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nội dung thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần.
>>> Xem thêm: thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Xử phạt nếu không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ
Tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau :
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Vậy nên, khi không đăng ký thay đổi vốn điều lệ sẽ phải bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, và với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP) là 10.000.000 đến 15.000.000 đồng, và còn buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Luật sư tư vấn hồ sơ thay đổi vốn điều lệ
- Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Tư vấn về thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ
- Soạn thảo hồ sơ liên quan Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Luật sư trực tiếp đại diện đưa ra hướng giải quyết có lợi cho khách hàng
- Tư vấn các vấn đề liên quan
Bài viết tôi trình bày việc khi không thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp thì sẽ bị tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định của pháp luật. Cùng với đó là các giấy tờ hồ sơ liên quan đến việc thay đổi vốn điều lệ khi cần để nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn hỗ trợ tư vấn có thể liên hệ với tôi qua HOTLINE 1900633716 Luật L24H để được tư vấn luật doanh nghiệp cụ thể cho vấn đề này và các vụ việc liên quan khác chi tiết cụ thể.