Đăng ký thành lập công ty hợp danh là bước đầu tiên thiết yếu để bắt đầu hoạt động kinh doanh dưới hình thức này. Việc nắm rõ thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh sẽ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những sai sót không đáng có. Luật L24H sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh, bao gồm trường hợp đặc biệt, thời điểm nên thành lập, điều kiện về thành viên, lệ phí, giấy tờ và hồ sơ cần thiết.
Công ty hợp danh là một trong bốn loại hình doanh nghiệp chủ yếu ở Việt Nam
Điều kiện thành lập công ty hợp danh
Điều kiện về thành viên góp vốn, thành viên hợp danh và người quản lý công ty
Thành viên góp vốn:
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và không thuộc trường hợp bị cấm tại khoản 2 điều 17 theo Luật Doanh nghiệp 2020.
- Phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
- Có chứng chỉ hành nghề nếu ngành nghề kinh doanh của công ty yêu cầu phải có chứng chỉ.
- Căn cứ pháp lý: Điều 117 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Thành viên hợp danh:
- Phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; và không thuộc trường hợp bị cấm theo khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
Người quản lý công ty:
- Người quản lý công ty hợp danh là thành viên hợp danh theo quy định tại Điều lệ công ty. Không thuộc trường hợp bị cấm theo khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Điều kiện tên công ty hợp danh
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia; Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được bao gồm hai thành tố: “Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”.
Căn cứ pháp lý
- Điều 38, Điều 39 Luật doanh nghiệp 2020;
- Điều 18, Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh phải nằm trong danh mục được đăng ký
Theo quy định của luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Nếu ngành nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý: Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ – CP về Đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty hợp danh như thế nào?
Trình tự thủ tục thành lập công ty hợp danh
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được nêu ở phần trên, người đăng ký tiến hành nộp hồ sơ ở Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc nộp qua Công thông tin đăng ký doanh nghiệp.
- Trong vòng 03 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải trả lại thì cơ quan phải thông báo cho người nộp.
- Nếu hồ sơ hợp lệ và xem xét đủ các điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh thì tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ sẽ giúp giảm thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thành lập
Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);
- Danh sách thành viên;
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người được ủy quyền;
(Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ – CP )
Bên cạnh đó trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng Thủ tục nộp hồ sơ trên cổng thông tin điện tử thì được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký và nhận kết quả
Thủ tục nộp hồ sơ trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ Điều 42 Nghị định 01/2020/NĐ – CP thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 02 hình thức sau để nộp hồ sơ:
- Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh;
- Sử dụng chữ ký số công cộng
Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử:
- Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống;
- Tạo hồ sơ và có đầy đủ chữ ký, họ tên trong hồ sơ;
- Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
- Scan và tải tài liệu đính kèm;
- Ký xác thực và nộp hồ sơ.
Thủ tục nộp và nhận kết quả tại phòng đăng ký kinh doanh
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý: Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ – CP về Đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục sau thành lập công ty hợp danh là như thế nào
Xem thêm: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu?
Thủ tục sau khi thành lập công ty
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- In và đặt in hóa đơn
>>> Xem thêm: Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Ưu nhược điểm của công ty hợp doanh
- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
- Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp, là là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
- Tuy có tư cách pháp nhân nhưng Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.
- Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm. Đối với các khoản nợ của công ty hợp danh.
- Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.
Một số câu hỏi liên quan khi thành lập công ty hợp danh
Đối tượng có quyền thành lập công ty hợp danh?
- Các cá nhân, tổ chức không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tại khoản Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020.
- Không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân tại khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
Góp vốn trong công ty hợp danh như thế nào?
Thành viên công ty hợp danh có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản ghi trong Điều lệ công ty.
Chế độ chịu trách nhiệm của thành viên hợp danh ra sao?
- Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp năm 2020, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các nghĩa vụ của công ty.
Dịch vụ thành lập công ty hợp danh tại Luật L24H
- Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với loại hình công ty hợp danh, giúp đỡ khách hàng soạn tài liệu, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tiến hành đăng ký thành lập công ty;
- Tư vấn hỗ trợ khách hàng khi nào nên thành lập công ty hợp danh cùng với việc hướng dẫn các quy định của pháp luật về quy trình cho đến hồ sơ đăng ký thành lập, công bố thành lập, sau thành lập;
- Thực hiện đại diện theo ủy quyền của khách hàng liên hệ với cơ quan đăng ký doanh nghiệp để tiến hành thủ tục thành lập công ty hợp danh, hỗ trợ đưa công ty vào hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tư vấn về địa điểm đặt trụ sở kinh doanh, văn phòng cho phù hợp.
- Tư vấn về vốn pháp định nếu ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định, các vấn đề về góp vốn như thế nào, phần vốn góp của các thành viên hợp danh sao cho hợp lệ.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến các điều kiện để thành lập công ty hợp danh sao cho đúng pháp luật, các loại giấy tờ cần chuẩn bị, thủ tục đăng ký thực hiện ra sao mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Luật L24H, xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.