Mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là mức bồi thường cho người bị xâm phạm không chỉ bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt vật chất và tinh thần. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác gây mất trật tự xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của con người Việt Nam. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại theo quy định của pháp luật
Theo Khoản 2 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định
Như vậy, bồi thường thiệt hại tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là việc người chịu trách nhiệm bồi thường chi phí hợp lý cho việc hạn chế thiệt hại, bồi thường theo mức thu nhập thực tế cho người bị thiệt hại. Bồi thường các thiệt hại khác do luật quy định hoặc một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Theo Khoản 2 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
Bên cạnh đó, tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng.
Như vậy, mức bồi thường tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 18 triệu đồng.
Mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Thủ tục yêu cầu bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo đó, thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo cấp và theo lãnh thổ được xác định như sau:
- Về thẩm quyền Tòa án theo cấp: Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015 thì tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện
- Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: Tòa án nơi người gây thiệt hại cư trú hoặc tòa án nơi người bị thiệt hại cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra sự việc gây thiệt hại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nêu trên (Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 và điểm d Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Do vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn hoặc nguyên đơn cư trú hoặc Tòa án nơi xảy ra việc gây thiệt hại.
Hồ sơ chuẩn bị
Căn cứ Khoản 4, Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hồ sơ khởi kiện bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
- Đơn khởi kiện Mẫu số 23 – DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Đơn khởi kiện gồm các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
- Bản sao giấy CCCD nguyên đơn;
- Tài liệu liên quan đến nội dung vụ việc;
- Tài liệu chứng minh thiệt hại, tổn thất, … về mặt tinh thần, tài sản (tài liệu về các khoản phí dành cho việc khởi kiện, tài liệu chứng minh tổn thất về thu nhập, tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản,…);
- Tài liệu chứng minh lỗi của một trong các bên;
- Tài liệu liên quan khác;
Trình tự thực hiện
BƯỚC 1: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN
Việc nộp đơn khởi kiện được thực hiện bằng cách:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
( Căn cứ theo Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
>>Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
BƯỚC 2: XEM XÉT VÀ THỤ LÝ ĐƠN KHỞI KIỆN
Quy trình xem xét đơn khởi kiện cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và thông báo ngay cho người khởi kiện khi có một trong các quyết định sau đây: Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại về sự việc này.
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận thông báo, người khởi kiện có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí của vụ kiện tại Cơ quan thi hành án và nộp lại biên lai này cho Tòa án để được thụ lý vụ án.
Việc thụ lý đơn có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng kể từ ngày Tòa án nhận đơn, thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án dân sự tối đa là 04 tháng, có thể gia hạn tối đa 02 tháng.
( Căn cứ theo Điều 191, Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
BƯỚC 3: CHUẨN BỊ VÀ XÉT XỬ SƠ THẨM
Theo quy định của pháp luật, thời gian chuẩn bị xét xử không quá 4 tháng, trường hợp đặc thù có thể kéo dài không quá 6 tháng. Nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vụ việc có thể kéo dài lâu hơn thời gian quy định.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, các bên cũng có thể tự hòa giải hoặc đề nghị Tòa án hòa giải và công nhận sự thỏa thuận của đương sự để giải quyết vụ án được nhanh chóng và giảm thiểu khoản án phí phải nộp cho cơ quan nhà nước.
( Căn cứ theo Điều 195, 203 Điều Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Tư vấn bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Luật L24H sẽ tư vấn về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
- Tư vấn quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
- Tư vấn trình tự thủ tục khởi kiện bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
- Tư vấn việc cung cấp, bổ sung các chứng cứ gây ảnh hưởng, tài liệu kèm liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Hỗ trợ soạn thảo đầy đủ đơn khiếu nại về việc bồi thường thiệt hại;
- Đại diện khách hàng tham gia thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
- Tư vấn giải quyết bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
Tư vấn quy định về bồi thường thiệt hại
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác là hành vi truyền bá thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người khác. Khi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Nếu như Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hãy liên hệ qua số Hotline: 1900633716 để được luật sư dân sự trực tiếp tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.
Một số bài viết về bôi nhọ danh dự, nhân phẩm có thể bạn đọc quan tâm: