Bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần được giải quyết như thế nào?

Khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì mỗi cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường. Bên cạnh bồi thường thiệt hại vật chất thì còn có bồi thường khi tinh thần bị xâm hại.  Bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần đã được pháp luật quy định khá cụ thể để giải quyết hợp lý nhất. Khi nào xác định thiệt hại tinh thần, nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần do pháp luật quy định. Bài viết này sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu hơn những vấn đề liên quan trên.

Bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần

Bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần

Bồi thường thiệt hại tinh thần là gì?

Bồi thường tổn thất về tinh thần là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Có thể hiểu, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác dẫn đến gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hai tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hai tổn thất tinh thần

>> Tải đơn yêu cầu bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng : TẠI ĐÂY

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 361 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) đã quy định Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể. 

Thiệt hại về tinh thần được quy định cụ thể tại các Điều 590, 591 và 592 BLDS 2015, bao gồm thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sau:

  • Do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Do tính mạng bị xâm phạm;
  • Do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Mặt khác,Theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

Một là, phải có thiệt hại xảy ra

  • Như nội dung phân tích trên thì sẽ bao gồm thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Hai là, phải có hành vi trái pháp luật

  • Hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự cụ thể của con người thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.

Ba là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

  • Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Bốn là, phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại

  • Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra.
  • Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy tra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Xác định thiệt hại tổn thất tinh thần

Căn cứ theo Điều 590, 591, 592 và 604 BLDS 2015 thì xác định thiệt hại tổn thất tinh thần khi:

  • Do sức khỏe bị xâm phạm: Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường. Tuy nhiên có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường không có hóa đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định.
  • Do tính mạng bị xâm phạm: Bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
  • Do danh dự,nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Tùy từng trường hợp ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm nhưng không vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
  • Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Tham khảo thêm bài viết về: Cách xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần

Mức bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần

Mức bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần

Nguyên tắc bồi thường

Căn cứ Điều 585 BLDS 2015 thì nguyên tắc bồi thường được quy định như sau:

Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

  • Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
  • Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả.
  • Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường.
  • Tuy nhiên sự thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Thứ hai, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Thứ ba: Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

  • Theo nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế.
  • Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ảnh hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.

Mức bồi thường

Căn cứ Khoản 2 Điều 590, khoản 2 Điều 591, khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 thì mức bồi thường được quy định:

  • Đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định . Mức này cao hơn so với mức cũ tối đa không quá 30 tháng lương cơ sở;
  • Đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định ; Mức bồi thường hiện nay tăng so với mức cũ tối đa không quá 60 tháng lương cơ sở;
  • Đối với trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Luật sư tư vấn giải quyết bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần

  • Tham gia thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền lợi khách hàng
  • Tư vấn các vấn đề liên quan tới khởi kiện như là hồ sơ, trình tự, thủ tục và các vấn đề pháp lý khác liên quan
  • Soạn thảo đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần và các đơn từ tố tụng liên quan;
  • Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện và tham gia tố tụng để yêu cầu bồi thường thiệt hại đúng luật;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Luật sư tư vấn giải quyết bồi thường tổn thất tinh thần

Luật sư tư vấn giải quyết bồi thường tổn thất tinh thần

Hiểu rõ được các quy định của pháp luật thì Quý bạn đọc có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình một các hợp pháp và nhanh chóng. Bài viết trên đã giúp Quý bạn đọc hiểu được các quy định của pháp luật về yêu cầu giải quyết bồi thường khi tổn thất về tinh thần. Nếu Quý bạn đọc còn có những thắc mắc cần luật sư tư vấn luật dân sự về khiếu kiện, bồi thường xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900633716 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716