Chi phí giám định thương tật do ai chi trả là thắc mắc của nhiều bị hại khi bị người khác gây thương tích. Việc nắm rõ kiến thức pháp luật liên quan đến giám định trong tố tụng hình sự nhằm xác định tỷ lệ thương tật đảm bảo quyền lợi cho người bị hại. Hãy cùng tìm hiểu nội dung chi phí giám định và các vấn đề liên quan giám định qua bài viết dưới đây.
Chi phí Giám định thương tật
Giám định thương tật được thực hiện ở đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
- Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
- Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
>>> Xem thêm: Giám định thương tích ở đâu
Chi phí thực hiện thủ tục giám định thương tật
Chi phí thực hiện giám định thương tật
Theo Điều 3 Nghị định 81/2014/NĐ-CP căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
- Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định.
- Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị.
- Chi phí vật tư tiêu hao.
- Chi phí sử dụng dịch vụ.
- Các chi phí khác tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Ai là người chi trả chi phí giám định thương tật?
Căn cứ Điều 36 Luật giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định:
- Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
- Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.
Thủ tục yêu cầu giám định thương tật
- Bước 1: Người có quyền yêu cầu giám định thương tích hoặc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
- Bước 2: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.
- Bước 3: Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định
CSPL: Điều 207-213 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
(Do:………………………………………)
Kính gửi: Viện khoa học hình sự…………………….Công an tỉnh………………………….
- Họ tên:……………………… Số CMTND: ……………………………………..
- Địa chỉ nơi cư trú: …………………………………………………………………
- Nghề nghiệp hiện nay: …………………………………………………………..
- Thời gian và bệnh tình: …………………………………………………………
- Đã tiến hành điều trị tại khoa: ……………………………………… Bệnh viện: ………………………..
- Thời gian điều trị từ ngày …… tháng ….. năm ……, ra viện ngày ….. tháng …. năm …..
- Phương pháp điều trị: …………………………………………………………………………………………….
- Nguyên nhân đẫn đến những tổn thương trên là do: …………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị Viện Khoa học hình sự (hoặc trung tâm khoa học hình sự, Công an tỉnh…………… tiến hành giám định thương tật phụ vụ hoạt động khởi tố điều tra về tội danh cố ý gây thương tích theo luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
……………., ngày ….. tháng …. năm …….
Người làm đơn |
>>>Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích mới nhất
>>> Tải mẫu đơn giám định thương tích: TẠI ĐÂY
>>> Tải mẫu giấy đề nghị giám định : TẠI ĐÂY
Luật sư tư vấn về chi phí giám định thương tật
Luật sư tư vấn giám định thương tật
- Tư vấn trình tự, thủ tục giám định thương tật theo quy định pháp luật hiện hành;
- Soạn thảo hồ sơ, văn bản yêu cầu giám định thương tật, giám định y khoa theo mẫu đơn có sẵn;
- Tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
- Luật sư tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan ở giai đoạn truy tố, tòa án xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tham khảo thêm: Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị hại trong vụ án hình sự
Giám định thương tật là một thủ tục cần thiết để xác định được hành vi cấu thành tội theo quy định Bộ luật Hình sự. Trong đó, người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định theo quy định pháp luật. Nếu quý khách cần luật sư tư vấn luật hình sự về giám định thương tích hay tỷ lệ phần trăm thương tật để đủ điều kiện khởi tố hình sự, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.633.716 để được Luật sư Hình sự hỗ trợ nhanh nhất.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: