Cá nhân có được kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội không?

Cá nhân có được kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội không? Hiện nay trên mạng xã hội diễn ra tình trạng nhiều cá nhân tự đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện. Tuy nhiên, việc kêu gọi ủng hộ này cần tuân thủ các quy định chặt chẽ về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết các quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này.

Cá nhân kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội có được không

Cá nhân kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội có được không

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội

Theo Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định một số hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện hoạt động này:

  • Lợi dụng việc quyên góp để trục lợi cá nhân hoặc thực hiện hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
  • Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. 
  • Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện

 Các hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ vi phạm. Cụ thể, theo điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản có thể bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Lợi dụng quyên góp để trục lợi cá nhân là hành vi bị cấm

Lợi dụng quyên góp để trục lợi cá nhân là hành vi bị cấm

Cá nhân có được quyền kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng không?

Theo quy định tại điểm khoản 1 và khoản 2, 3, 4  Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự có quyền kêu gọi quyên góp từ thiện, tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để:

  • Khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
  • Hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật, cá nhân cần thực hiện đúng các quy trình, thủ tục theo quy định. Cụ thể, cá nhân phải thông báo về hoạt động quyên góp, mở tài khoản riêng, và thực hiện báo cáo, công khai kết quả.

Cá nhân kêu gọi ủng hộ từ thiện trên mạng xã hội như thế nào là đúng luật

Để kêu gọi quyên góp từ thiện đúng luật, cá nhân cần tuân thủ các quy định sau:

1. Thông báo công khai: Theo Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, cá nhân phải thông báo trên các phương tiện thông tin về: 

  • Mục đích, phạm vi, phương thức vận động
  • Tài khoản tiếp nhận (đối với tiền)
  • Địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật)
  • Thời gian cam kết phân phối

Đồng thời, Gửi thông báo bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú.

2. Mở tài khoản riêng: Cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại cho từng cuộc vận động.

3. Quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận (thực hiện theo Điều 19 Nghị định 93/2021/NĐ-CP)

4. Phân phối sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện (Điều 18 Nghị định 93/2021/NĐ-CP).

Cá nhân cần tuân thủ những điều  gì khi kêu gọi quyên góp

Cá nhân cần tuân thủ những điều  gì khi kêu gọi quyên góp

Cá nhân ăn chặn tiền quyên góp thì phải làm sao?

Hành vi ăn chặn tiền quyên góp từ thiện là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Khi phát hiện hành vi này, cần thực hiện các bước sau:

  • Thu thập bằng chứng: Lưu giữ các thông tin, chứng từ liên quan đến việc quyên góp và sử dụng tiền.
  • Báo cáo cơ quan chức năng: Thông báo cho công an địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền.
  • Yêu cầu công khai, minh bạch: Đề nghị cá nhân kêu gọi quyên góp công khai thông tin về việc sử dụng tiền.
  • Khởi kiện dân sự: Nếu có đủ căn cứ, người bị hại có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi này có thể bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) .

>>>Xem thêm: Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng

Luật sư tư vấn xử lý ăn chặn tiền quyên góp từ thiện trên mạng xã hội của cá nhân

Khi phát hiện hành vi ăn chặn tiền quyên góp từ thiện, luật sư có thể giúp Quý khách trong việc:

  • Thu thập các bằng chứng về việc quyên góp và sử dụng tiền không đúng mục đích.
  • Soạn đơn tố cáo, tố giác và hướng dẫn gửi đơn tố cáo, tố giác hành vi “ăn chặn tiền” đến cơ quan có thẩm quyền  địa phương.
  • Tư vấn khởi kiện yêu cầu đòi lại số tiền quyên góp bị “ăn chặn”
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia tranh tụng (nếu có)

Như vậy, cá nhân có quyền kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội. Tuy nhiên, phải đảm bảo đủ điều kiện được quy định cụ thể trong Nghị định 93/2021/NĐ-CP. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình kêu gọi quyên góp từ thiện hoặc cần luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 1900633716 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ chi tiết. 

Scores: 4.6 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,942 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716