Đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích là một giấy chứng nhận quan trọng chứng minh sự suy giảm khả năng lao động vì bị thương tích, thương tật do hành vi cố ý gây thương tích hoặc tai nạn trong quá trình lao động với cơ quan có thẩm quyền. Sau đây, Luật L24H sẽ cung cấp đến quý bạn đọc mẫu đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích mới nhất. Thông qua bài viết dưới đây
Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích mới nhất
Khi nào cần làm đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích
Bắt buộc phải trưng cầu giám định để xác định tính chất vết thương, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động, do đó có 2 trường hợp nên làm đơn đề nghị giám định thương tích, thương tật:
- Bị gây thương tích: là căn cứ để chứng minh hành vi trái pháp luật (gây thương tích, tổn thương sức khoẻ), cơ sở để yêu cầu bồi dân sự.
- Thương tật do tai nạn lao động: là căn cứ để được giải quyết các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật cũng như các khoản trợ cấp và bồi thường khi bị tai nạn.
>>>Xem thêm: Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021)
Đơn đề nghị giám định thương tật
Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích mới nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
(Do:………………………………………)
Kính gửi: Viện khoa học hình sự…………………….Công an tỉnh………………………….
- Họ tên:……………………… Số CMTND: ……………………………………..
- Địa chỉ nơi cư trú: …………………………………………………………………
- Nghề nghiệp hiện nay: …………………………………………………………..
- Thời gian và bệnh tình: …………………………………………………………
- Đã tiến hành điều trị tại khoa: ……………………………………… Bệnh viện: ………………………..
- Thời gian điều trị từ ngày …… tháng ….. năm ……, ra viện ngày ….. tháng …. năm …..
- Phương pháp điều trị: …………………………………………………………………………………………….
- Nguyên nhân đẫn đến những tổn thương trên là do: …………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị Viện Khoa học hình sự (hoặc trung tâm khoa học hình sự, Công an tỉnh…………… tiến hành giám định thương tật phụ vụ hoạt động khởi tố điều tra về tội danh cố ý gây thương tích theo luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
……………., ngày ….. tháng …. năm …….
Người làm đơn |
>>> Tải mẫu đơn giám định thương tích: TẠI ĐÂY
>>> Tải mẫu giấy đề nghị giám định : TẠI ĐÂY
Cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật, thương tích
- Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế, trung tâm pháp y cấp tỉnh; viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
- Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm: viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
- Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm: viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ thực hiện các nghiệp vụ giám định chuyên môn để phân tích những chứng cứ, hiện trường vụ án giúp cơ quan an ninh trong quá trình điều tra phá án.
>> Tham khảo thêm bài viết: Giám định thương tích ở đâu
Cơ sở pháp lý: Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020).
Thời hạn giải quyết đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021), khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020)
Liên hệ Luật L24H để được tư vấn
Luật sư tư vấn làm đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích
Tư vấn đơn đề nghị giám định thương tật
- Tư vấn trình tự, thủ tục giám định thương tật theo quy định pháp luật hiện hành;
- Soạn thảo hồ sơ, văn bản yêu cầu giám định thương tật, giám định y khoa theo mẫu đơn có sẵn;
- Tư vấn về hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động;
- Đại diện cho bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
- Luật sư tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan ở giai đoạn truy tố, tòa án xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tư vấn đơn đề nghị giám định thương tích
- Tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
- Luật sư tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan ở giai đoạn truy tố, tòa án xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Tư vấn giám định thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố;
- Soạn đơn tố giác tội phạm đánh người gây thương tích, tin báo, giai đoạn điều tra;
- Tư vấn cách viết đơn khởi kiện bị đánh
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về cơ quan có thẩm quyền giám định, mẫu đơn và thời hạn giải quyết đơn đề nghị giám định thương tật, thương tích. Nếu quý bạn đọc có khó khăn hoặc thắc mắc cần Luật sư hình sự tư vấn vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.