Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai luôn là chủ đề được quan tâm đến khi có tranh chấp phát sinh. Căn cứ quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án hoặc UBND cấp huyện, tỉnh. Sau đây hãy cùng Luật L24H tìm hiểu để rõ hơn về vấn đề này.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Khái quát chung về tranh chấp đất đai
Thế nào là tranh chấp đất đai?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Các loại tranh chấp đất đai
Căn cứ theo khái niệm trên, có thể chia tranh chấp đất đai thành các loại như sau:
Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất: Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới đất, phổ biến là tranh chấp về ngõ đi chung, ranh giới đất liền kề, địa giới hành chính,… Loại tranh chấp này thường xảy ra do một trong các bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc các bên không thể xác định được ranh giới, có trường hợp chiếm dụng cả diện tích đất của người khác.
Bên cạnh đó, còn có tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ nhưng vì nguyên nhân nào đó họ không còn quản lý hay sử dụng.
Thứ hai, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Loại tranh chấp này thường phát sinh khi các bên có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất hoặc liên quan đến việc hỗ trợ, tái định cư đất,…
Thứ ba, các tranh chấp khác liên quan đến đất đai: Một số tranh chấp khác có liên quan đến đất đai phổ biến hiện nay có thể kể đến như: tranh chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung khi vợ chồng ly hôn, tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất,…
Hướng dẫn giải quyết khi có tranh chấp đất đai
Tự hoà giải, thương lượng
Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 có quy định Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại cơ sở. Kết quả của việc tự hòa giải, thương lượng không bắt buộc các bên phải tuân theo mà phụ thuộc vào tính thiện chí của họ.
Hòa giải tại UBND cấp xã
Tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 có quy định tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Như vậy, khi các bên không thể tự hòa giải, thương lượng được nhưng muốn tiếp tục giải quyết tranh chấp thì họ phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (sau đây gọi tắt là UBND) cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải. Đây là bước bắt buộc trước khi các bên muốn gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa để giải quyết.
Giải quyết khi hoà giải không thành
Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã sẽ xảy ra một trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Hòa giải thành. Nếu thuộc trường hợp này thì kết thúc tranh chấp.
Trường hợp thứ hai: Hòa giải không thành. Trong trường hợp này nếu muốn tiếp tục giải quyết tranh chấp thì các bên có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp huyện, tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa. Tùy vào từng trường hợp mà pháp luật quy định lựa chọn nơi giải quyết.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì sẽ được giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:
UBND cấp huyện, tỉnh
Hình thức giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện, tỉnh được áp dụng đối với đương sự không có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013.
Thứ nhất, UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết với những tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Người giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Thứ hai, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp mà có ít nhất một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người giải quyết là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh
Tòa án
Hình thức giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân được áp dụng đối với các tình huống:
- Đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất ;
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…);
- Đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và không lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND các cấp.
Căn cứ Điều 35, 37, 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp, trừ trường hợp có đương sự ở nước ngoài, cần phải tiến hành uỷ thác tư pháp thì thuộc thẩm quyền tòa án nhân dân cấp tỉnh
>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất ra Tòa
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm nq 01/2017/NQ-HĐTP;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013;
- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND cấp xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
- Các loại giấy tờ của người khởi kiện (sổ hộ khẩu, căn cước công dân);
- Danh mục tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án tranh chấp đất đai.
>>> Click Tải: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Hình thức nộp đơn khởi kiện: Theo quy định tại Tòa án theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, đương sự có thể lựa chọn nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án
Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ xem có thuộc thẩm thẩm quyền giải quyết của Tòa hay không, cũng như yêu cầu bổ sung thêm nếu hồ sơ còn thiếu nếu thuộc thẩm quyền của Tòa.
Trường hợp hồ sơ đã đủ thì Tòa sẽ thông báo nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế và mang biên lai đến Tòa nộp lại. Sau khi hoàn tất, Tòa án sẽ thụ lý.
Cơ sở pháp lý: Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
khởi kiện tranh chấp đất tại Tòa
>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất
- Tiếp nhận, nghiên cứu và đánh giá giá trị pháp lý của tài liệu, chứng cứ từ đó đề xuất hướng giải quyết đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng trong vụ việc liên quan đến tranh chấp đất;
- Soạn thảo văn bản, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của khách hàng, các văn bản trình bày ý kiến dưới góc độ luật pháp bảo vệ quyền lợi khách hàng;
- Soạn thảo đơn khởi kiện và các văn bản khác trong quá trình tố tụng: Bản tự khai, đơn yêu cầu thu thập tài liệu chứng cứ, đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,…;
- Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp với các bên liên quan;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp;
- Tham gia tranh luận tại phiên tòa ở tất cả các cấp xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng.
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
>>>Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Có thể thấy tranh chấp đất đai là tranh chấp rất phức tạp và thời gian kéo dài. Do vậy, việc biết được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp đang diễn ra là rất cần thiết. Nếu quý bạn đọc cần hỗ trợ thêm thông tin về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hoặc sử dụng dịch vụ pháp lý xin hãy liên hệ tới Luật L24H thông qua Hotline 1900633716 để được luật sư đất đai tư vấn và giải đáp kịp thời.