Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án sẽ giúp người khởi kiện biết được quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa. Tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp, song không phải ai trong quan hệ tranh chấp đất đai cũng hiểu rõ quy định về pháp luật đất đai để có thể bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của mình. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, phạm vi bài viết bên dưới Luật L24H sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin liên quan.

 Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

 Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp phổ biến?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Có ba dạng tranh chấp đất đai phổ biến:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: là tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh…
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: là tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì, tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích do với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

>>> Tham khảo thêm về: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất

Hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc?

Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp để hòa giải

Quy trình hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã được quy định tại khoản 3,  4, 5  Điều 202 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân cấp xã là thủ tục bắt buộc nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân xã

Hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân xã

 

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai kiện ở đâu?

Tranh chấp đất đai nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì những tranh chấp đất đai sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

  • Đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
  • Đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án bao gồm:

  • Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Đơn khởi kiện soạn theo mẫu đơn khởi kiện số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khởi kiện
  • Biên bản hòa giải không thành
  • Các giấy tờ liên quan khác

>>> Tham khảo thêm về: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai gửi Tòa án

Thủ tục

Bước 1. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2. Xem xét, xử lý đơn khởi kiện

Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định thủ tục nhận và xử lý đơn kiện như sau:

  • Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
  • Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa án thụ lý

Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quy trình Tòa án thụ lý vụ án như sau:

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí
  • Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo

Bước 4. Giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự

Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

  • Tư vấn thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
  • Tư vấn hồ sơ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
  • Soạn thảo bộ hồ sơ khởi kiện
  • Soạn thảo văn bản tố tụng liên quan trong suốt quá trình tố tụng

>>> Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Như vậy, để một hình thức tranh chấp đất đai được giải quyết tại Tòa án, người khởi kiện cần phải chuẩn đầy đủ hồ sơ và thực hiện nhiều thủ tục phức tạp. Do đó, nếu quý khách vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900633716 để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI lắng nghe và giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,839 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716