Chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công ty TNHH không?

Không ít Chủ doanh nghiệp tư nhân mong muốn thành lập công ty TNHH nhằm mở rộng kinh doanh, đầu tư góp vốn với người khác kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề khác nhưng lại không biết chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công ty TNHH không? Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền làm chủ sở hữu doanh nghiệp khác không?. Thông qua những quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, bài viết sau đây Luật L24H sẽ làm rõ những quyền hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời giải đáp cho câu hỏi trên.

Chủ doanh nghiệp tư nhân thành lập công ty TNHH được không

Chủ doanh nghiệp tư nhân thành lập công ty TNHH được không?

Chủ DNTN có được thành lập công ty TNHH không?

Đối với vấn đề chủ DNTN có được thành lập công ty TNHH không thì bạn có thể căn cứ trực tiếp vào khoản 1,2,3 và 4 Điều 188 – Luật doanh nghiệp 2020. Quy định về Doanh nghiệp tư nhân, cụ thể như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân (tức là cá nhân Người A) có quyền được thành lập công ty TNHH B

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền góp vốn vào công ty khác không

Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”

Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh vì chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của hộ kinh doanh và thành viên công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty hợp danh. Do đó, nếu để chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh sẽ gây rủi ro cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hộ kinh doanh; và khi giải quyết trách nhiệm tài sản của các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hay hộ gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác. Tuy nhiên, pháp luật không cấm chủ doanh nghiệp tư nhân góp vốn vào công ty TNHH vì thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động của công ty. Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có được quyền góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH theo quy định của pháp luật

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì

Căn cứ vào quy định tại điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân được hiểu là:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Căn cứ vào những quy định trên, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không đáp ứng được các điều kiện để một tổ chức được công nhân là pháp nhân quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Để được coi là một pháp nhân thì phải có tài sản riêng, có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Trong khi đó Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản. Ở loại hình Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân là chủ sở hữu duy nhất của Doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân đó và có toàn quyền quyết định đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh, quyết định về việc sử dụng lợi nhuận của của công ty sau khi thực hiện những nghĩa vụ tài chính khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

Công ty TNHH

Công ty TNHH 1 thành viên

Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Công ty TNHH hai thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tài sản của công ty được tách bạch với tài sản của các thành viên công ty. Vì vậy các thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật quy định những hạn chế nhất định đối với loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể, tại khoản 3, 4 Điều 188 LDN 2020 quy định:

  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo đó, pháp luật chỉ cấm một chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thành lập hai doanh nghiệp tư nhân, không thành lập thêm hộ kinh doanh, trở thành thành viên công ty hợp danh. Ngoài ra, chế định này cũng chỉ điều chỉnh doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần góp vốn trong công ty hợp danh công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mà không có quy định nghiêm cấm thành lập công ty TNHH của chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền thành lập công ty TNHH ngoài doanh nghiệp tư nhân đang sở hữu.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về vấn đề Chủ doanh nghiệp tư nhân có được mở công ty TNHH không? của chúng tôi. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan khi muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì hay có nhu cầu tư vấn luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn

Scores: 4.8 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716