Cách tính tiền trợ cấp thôi việc, mức trợ cấp theo quy định mới nhất

Cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất là cách tính mức tiền trợ cấp mà người lao động có thể nhận được khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp. Theo thông tư hướng dẫn mới nhất chúng tôi cung cấp cho các bạn các thông tin về điều kiện nhận trợ cấp, cách tính trợ cấp thôi việc và khi nào được hưởng trợ cấp. Các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để nắm bắt các thông tin chi tiết.

Cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định

Cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định

Trợ cấp thôi việc là gì?

Theo quy định, trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động phải đạt các điều kiện của pháp luật quy định, các bạn hãy xem tiếp bài viết để có thông tin.

Căn cứ pháp lý: Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019.

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc của người lao động

Điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc là phải có thời gian làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và hợp đồng lao động chấm dứt theo một trong các trường hợp quy định sau đây:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019.

Căn cứ pháp lý: Điều 46 Bộ luật Lao động 2019.

Trợ cấp thôi việc của người lao động

Trợ cấp thôi việc của người lao động

Cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất

Để tính được trợ cấp thôi việc một cách nhanh chóng, dễ dàng và đúng quy định, mọi người cần phải hiểu được nội dung về thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc và công thức tính trợ cấp mới nhất. Theo dõi nội dung sau đây để được làm rõ thông tin trên.

Thời gian làm việc thực tế

Thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:

  • Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc;
  • Thời gian thử việc;
  • Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
  • Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
  • Thời gian nghỉ hằng tuần;
  • Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động;
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

  • Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm, đủ 12 tháng.

Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Cơ sở pháp lý: khoản 3, khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Công thức tính

Công thức tính trợ cấp thôi việc theo quy định: Mỗi năm làm việc của người lao động sẽ được trợ cấp thôi việc một nửa tháng tiền lương.

Công thức tính trợ cấp thôi việc cụ thể: Trợ cấp thôi việc = Thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc x 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

Trong đó, Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Lưu ý, trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Nghỉ việc bao lâu thì được hưởng trợ cấp thôi việc?

Trường hợp người lao động đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Lưu ý, việc trả trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày trong các trường hợp sau đây:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.

Bao lâu thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc

Bao lâu thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc?

Tư vấn cho người lao động mức hưởng trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc

Nếu người lao động có nhu cầu tư vấn mức tiền trợ cấp sau khi nghỉ việc hoặc các nhu cầu khác liên quan đến quan hệ lao động, bạn có thể sử dụng dịch vụ Luật sư lao động của Luật L24H, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn các hoạt động sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến trợ cấp thôi việc;
  • Tư vấn điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc;
  • Hỗ trợ người lao động tính các khoản trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất;
  • Hỗ trợ các thủ tục cần thiết để yêu cầu người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc;
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo các đơn từ và tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích cho khách hàng khi có tranh chấp tại Tòa án.

>>> Tham khảo thêm: Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Như vậy, để được hưởng trợ cấp thôi việc thì người lao động phải nằm trong diện các trường hợp luật định như đã thông tin. Nếu mọi người có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu về luật lao động, quan hệ lao động vui lòng liên hệ với Luật L24H qua số hotline: 1900.633.716 để được tư vấn nhanh nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716