Tư vấn thực hiện phương án thu hồi công nợ đúng luật

Tư vấn thực hiện phương án thu hồi công nợ đúng luật rất quan trọng. Thu hồi công nợ là một trong những vấn đề khá nhức nhối hiện nay của việc quản lý công nợ ở một doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn chưa thực sự nắm bắt kỹ về vấn đề này, cho nên bài viết dưới đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp phần nào hiểu biết được rõ hơn khái niệm, hình thức cũng như quy trình khi thực hiện phương án thu hồi công nợ đúng theo quy định của pháp luật một cách hiệu quả.

Thu hồi nợ đúng luật

Thu hồi nợ đúng luật

Thế nào là thu hồi công nợ?

Công nợ là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản tiền phát sinh khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong kỳ thanh toán với một cá nhân, doanh nghiệp khác, nhưng không trả (hoặc không trả đủ) tại thời điểm đó mà phải chuyển sang kỳ thanh toán sau. Thu hồi công nợ là việc yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền hay tài sản khi đã đến hạn hoặc quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo thỏa thuận và hợp đồng.

>>> Xem thêm: Mẫu biên bản xác nhận công nợ

Hình thức thu hồi công nợ

  • Thương lượng giữa các bên: thông qua tác động khách nợ về mặt tình cảm, tâm lý nhưng vẫn đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp với khách nợ.
  • Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải: vẫn trên tinh thần thiện chí, nhẹ nhàng nhưng có một bên thứ ba tham dự làm trung gian để đảm bảo sự công bằng
  • Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 317 Luật thương mại 2015

Quy trình để thu hồi công nợ được thực hiện hiệu quả

Xác định nợ phải thu, phân loại con nợ

  • Xác định nợ phải thu
  • Xác định số tiền tối thiểu cần đòi từ mỗi khách nợ – công việc đầu tiên khi tiến hành thực hiện thu hồi công nợ. Doanh nghiệp phải xác định và tìm ra được số tiền tối thiểu, những khoản nợ cần phải đòi, sẽ tối ưu hoá được thời gian khi doanh nghiệp bắt đầu thu hồi công nợ.
  • Phân loại con nợ: có thể dựa vào cách phân loại của tổ chức tín dụng như sau
  • Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Đây là nhóm nợ có khả năng trả nợ cao nhất, khi khoản nợ của các nhóm này đều chưa đến hạn thanh toán. Và điều kiện kinh tế của các bên nợ trong nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi.
  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Đây là nhóm nợ đã chậm thanh toán khoản nợ đến 90 ngày theo nội dung hợp đồng tín dụng, hoặc khoản nợ của nhóm này đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Đây là nhóm nợ đã chậm thanh toán khoản nợ từ 91 ngày đến 180 ngày, và khoản nợ của nhóm này đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ những khoản nợ được gia hạn lần đầu vẫn còn trong hạn.
  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Đây là nhóm nợ có độ tín nhiệm rất thấp khi đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến 360 ngày. Các bên nợ thuộc nhóm này đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu, tuy nhiên tiếp tục quá hạn trả nợ đến 90 ngày đối với thời gian trả nợ đã được cơ cấu lần đầu. Ngoài ra, nhóm nợ tiếp tục được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần 2 nhưng vẫn chưa quá hạn cũng sẽ được phân loại vào Nhóm 4.
  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Đây là nhóm nợ có khả năng thu hồi nợ rất thấp, được đánh giá khi bên nợ không thể được phân loại vào 04 nhóm còn lại khi nhiều lần liên tục không thực hiện việc thanh toán

Cơ sở pháp lý: Điều 11 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Đàm phán, thương lượng

Đây là quá trình bàn bạc, thỏa thuận giữa các bên để đi đến một sự nhất trí, thống nhất về nội dung. nếu các bên vẫn giữ yêu cầu của mình, không nhượng bộ thì sẽ dẫn tới một cuộc thương lượng thất bại. Các giai đoạn thu hồi nợ qua thương lượng gồm:

  • Chuẩn bị đàm phán: Doanh nghiệp phải chuẩn bị, nghiên cứu hồ sơ kỹ càng. Tìm hiểu, đặt ra mục tiêu và quy trình trước khi đàm phán, thương lượng
  • Tiếp xúc với khách nợ: Có thể liên hệ với khách nợ qua số điện thoại, email, đặt lịch hẹn trực tiếp,….

Đàm phán, thương lượng trong thu hồi nợ

Đàm phán, thương lượng trong thu hồi nợ

Tuỳ ở từng trường hợp mà các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ kỹ càng, phải lường trước được các tình huống có thể xảy ra để có thể giải quyết một cách tối ưu nhất. Nhưng để tiết kiệm thời gian, thu hồi được mau chóng và dứt điểm thì có thể tìm đến các chuyên gia thu hồi nợ chuyên nghiệp,…

Cơ sở pháp lý: khoản 1,  Điều 317 Luật thương mại 2005

>>> Xem thêm: Hướng dẫn soạn công văn đề nghị thanh toán công nợ

Khởi kiện ra Tòa

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện đòi nợ theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • Giấy tờ đăng ký kinh doanh
  • Giấy tờ xác minh công nợ
  • Chứng minh nhân dân của người khởi kiện

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Trình tự thủ tục thu hồi nợ:

  • Nộp đơn khởi kiện đòi nợ cùng chứng cứ cho Toà án
  • Hoà giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án
  • Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ

Lợi ích khi được tư vấn thực hiện phương án thu hồi công nợ

Thu hồi công nợ quyết định sự sống của một doanh nghiệp, đảm bảo được mặt tài chính đồng thời tránh được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mọi tranh chấp về thu hồi công nợ đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ càng, nhờ các luật sư, chuyên viên pháp lý, chuyên gia tư vấn sâu hơn để có thể dễ dàng nắm bắt được và không làm trái theo quy định của pháp luật.

Nếu doanh nghiệp được tư vấn theo đúng trình tự của pháp luật, điều này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được trạng thái hoạt động lý tưởng, đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh của mình, tránh xa được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Luật sư tư vấn về phương án để thực hiện thu hồi đúng nợ

  • Tư vấn quy định của pháp luật trong việc thực hiện thu hồi đúng nợ
  • Tư vấn thực hiện các hồ sơ, thủ tục, trình tự thu hồi công nợ đúng luật
  • Luật sư đại diện trực tiếp tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
  • Tư vấn, thu thập tài liệu chứng cứ có lợi và đưa ra các hướng giải quyết có lợi cho khách hàng

Tư vấn thực hiện thu hồi nợ

Tư vấn thực hiện thu hồi nợ

>>> Xem thêm: Khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng

Như vậy, tôi đã mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích về khái niệm, hình thức và quy trình về phương án thu hồi công nợ đúng theo quy định của pháp luật. Việc thu hồi công nợ đúng luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giảm thiểu những tổn thất, mất mát về mặt tài sản nên các doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình những phương thức thu hồi nợ hiệu quả phù hợp với cơ chế hoạt động của Công ty. Nếu như các bạn đang gặp một số vấn đề hoặc cần gặp Luật sư dân sự để được tư vấn kỹ hơn, thuê luật sư khởi kiện đòi nợ thì vui lòng liên hệ 1900.633.716 để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.

Scores: 4.9 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716