Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp là thủ tục được các chủ nợ thực hiện khi doanh nghiệp mắc nợ vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Các doanh nghiệp khi đòi nợ thường chọn con đường thương lượng để giữ mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ, thì bên đòi nợ sẽ lựa chọn việc khởi kiện ra Tòa án để được thu hồi khoản nợ. Bài viết của Luật L24H sẽ giúp Quý bạn đọc biết thêm về hồ sơ, thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp.
Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp nhanh, hiệu quả
Phương pháp đòi nợ hiệu doanh nghiệp quả nhất
Đòi nợ theo phương pháp thương lượng là biện pháp hiệu quả nhất bởi vì phương pháp này không bị ràng buộc bởi pháp luật, không có thủ tục phức tạp, quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận theo nguyện vọng của các bên. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ hiệu quả khi hai bên có thiện chí cùng ngồi vào bàn thương lượng và kết quả của sự thỏa thuận này không được bảo đảm thực hiện.
Khi việc thương lượng thất bại, xác định không thu được nợ thì khi đó bạn hãy nghĩ đến thủ tục khởi kiện đòi nợ. Bởi thủ tục khởi kiện giúp bạn yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện cả nghĩa vụ thanh toán lãi quá hạn và các thiệt hại mà bạn gặp phải. Phán quyết của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, bên có nghĩa vụ trả nợ nếu cố tình không thực hiện phán quyết mà Tòa án đề ra thì bên có quyền có thể yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc.
Điều kiện được khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp tại Tòa án
Về thời hiệu để khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Thông thường, việc đòi nợ doanh nghiệp là một vụ án tranh chấp thương mại. Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) , thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).
Tuy nhiên, việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp có thể là vụ án dân sự khi nguyên đơn khởi kiện không phải là thương nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự. Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Về hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020), hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải nộp cho Tòa án bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23-DS – Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)
- Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ…
- Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
- Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.
Khởi kiện doanh nghiệp đúng thẩm quyền Tòa án
Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020), thì:
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài.
- Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
Quy trình thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Bước 1: Liên hệ với doanh nghiệp vay nợ để xác minh thông tin lần cuối
Trước khi khởi kiện , bạn cần phải xác minh thông tin địa chỉ của doanh nghiệp, tình hình tài chính, ý kiến của doanh nghiệp đó về yêu cầu trả nợ của bạn đưa ra.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp và chứng cứ cho Tòa án
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện để nộp cho Tòa án. Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ giải quyết theo những trường hợp sao:
- Nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
- Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
- Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án
Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự các bước công việc, các thủ tục cần làm và các tài liệu cần nộp trong quá trình giải quyết vụ án đòi nợ doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết tranh chấp vay nợ thông thường là:
- Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa là tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
- Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trì hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra, bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ
Dịch vụ luật sư khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả
>>> Tham khảo thêm về dịch vụ: Thuê luật sư khởi kiện đòi nợ
Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
- Đối với địa điểm: Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện đòi nợ
- Đối với Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào
- Đối với phần người khởi kiện: Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
- Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện đòi nợ. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
- Đối với phần người bị kiện: Ghi tương tự như phần người khởi kiện.
- Đối với phần yêu cầu Tòa án giải quyết: Nêu cụ thể từng vấn đề về việc đòi khoản nợ và yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Đối với phần tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện đòi nợ: Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện và phải đánh số thứ tự
- Người khởi kiện có thể ghi những thông tin mà xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án
Lưu ý:
Đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp cần phải được trình bày chi tiết, đầy đủ nội dung tranh chấp:
- Phần thông tin nguyên đơn và bị đơn cần chi tiết và đầy đủ.
- Phần tóm tắt vụ án cần nêu bật căn cứ hình thành khoản nợ cần khởi kiện đòi.
- Phần yêu cầu ghi cụ thể từng khoản tiền đòi, từng nghĩa vụ yêu cầu bị đơn phải thực hiện, từng chế tài khác áp dụng kèm theo. Ví dụ: Tính lãi chậm trả, chịu chi phí thuê phiên dịch, chi phí thuê luật sư,…
>>> Tham khảo thêm về: Đơn khởi kiện đòi nợ
Các bước giải quyết đơn khởi kiện đòi nợ của Tòa án
Tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tiến trình sau khi được Tòa án thụ lý
Sau khi có được quyết định tiến hành thụ lý vụ án (theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn), Tòa án sẽ triệu tập các đương sự để tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành hoặc thuộc trường hợp không hòa giải (theo Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nếu có kháng cáo về bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể thực hiện thủ tục kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến xử lý và giải quyết yêu cầu kháng cáo.
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
- Soạn thảo đơn khởi kiện;
- Đại diện theo ủy quyền;
- Tư vấn, hướng dẫn cho người khởi kiện về án phí, lệ phí tòa án;
- Tham gia vụ kiện khi có giấy triệu tập của tòa (tại các phiên hòa giải, thương lượng, giao nộp chứng cứ);
- Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa, tiến hành tranh tụng bảo vệ quyền lợi cho đương sự;
- Tư vấn luật, hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án;
- Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục khác liên quan đến vấn đề khởi kiện thu hồi nợ cho khách hàng….
Luật sư tư vấn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Cần nhanh chóng thực hiện thủ tục khởi kiện để đòi nợ doanh nghiệp khi doanh nghiệp không thực hiện đúng các nghĩa vụ thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu quý khách hàng cần tư vấn luật dân sự chi tiết vụ việc hoặc hỗ trợ thực hiện dịch vụ pháp lý vui lòng gọi vào Hotline 1900.633.716 để được Luật sư Dân sự tại Luật L24H tư vấn chi tiết hơn.