Khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng

Khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng là tình trạng phổ biến hiện nay khi tình hình kinh tế đang trên đà suy thoái, các công ty không thể xoay sở dòng tiền kịp để thanh toán cho khách hàng. Việc chậm trả hoặc không trả công nợ ít nhiều gây ra ảnh hưởng cũng như lo lắng cho chủ nợ. Bài viết này tôi sẽ cung cấp một số giải pháp khi khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng.

Khách không trả công nợ theo hợp đồng

Khách không trả công nợ theo hợp đồng

Công nợ là gì?

Công nợ phát sinh khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp có các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ,… với một cá nhân, tổ chức, cơ quan mà mình có nghĩa vụ thanh toán trong kỳ thanh toán đó nhưng phải chuyển sang kỳ thanh toán sau thì số tiền đó được gọi công nợ.

>>>xem thêm: chuyển giao công nợ cho bên thứ ba

Quy trình thu hồi công nợ

Thông thường, quy trình thu hồi công nợ được thực hiện dựa trên 7 bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ khách nợ, vấn đề pháp lý, tài sản và điểm mạnh yếu của từng hồ sơ

Đây là công việc đầu tiên Doanh nghiệp cần làm đối với mỗi khoản nợ, con nợ và trước khi tiến hành bắt tay vào công tác thu hồi nợ. Việc kiểm tra, phân tích hồ sơ cho chúng ta cái nhìn tổng quát hơn về từng trường hợp nợ nhằm phân tích phương án tiếp cận xử lý , số tiền cần đòi và dự kiến được các bước khó khăn hay thuận lợi trong quá trình thu hồi công nợ sắp tới.

Bước 2: Phân loại khách nợ.

Sau khi thực hiện xong bước 1, Doanh nghiệp nên phân loại khách hàng, con nợ ra từng loại theo từng tiêu chí phù hợp, có thể phân loại theo dư nợ, theo dư nợ gốc, theo tính chất hợp tác/bất hợp tác … . Sau khi phân loại cụ thể từng nhóm, chúng ta chủ động trong việc tiếp cận và tác động đến từng con nợ, lên kế hoạch sẵn và chuẩn bị tài liệu, hồ sơ để xử lý dứt điểm từng nhóm cụ thể.

Bước 3: Phân công bộ phận thu hồi nợ trong Doanh nghiệp.

Thông thường, Doanh nghiệp sẽ phân công các bộ phận khác nhau để nhắc nợ, đòi nợ, có thể là kế toán công nợ, nhân viên kinh doanh tự đòi, nhân viên phòng hành chính hoặc nhân viên pháp lý và thậm chí những vụ quan trọng “Sếp” cũng phải đi nhắc nợ, đòi nợ. Tất nhiên, tất cả đều không phải là người thu hồi công nợ chuyên môn, trong khi việc xử lý nợ và đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng và cả sự từng trải trong nghiệp vụ khó khăn này.

Một số Doanh nghiệp sẽ phân công cho người đang trực tiếp tương tác với khách nợ trước đó, bởi họ là người hiểu rõ vụ việc, biết rõ khách hàng và dễ gây thiện cảm khi tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, ngược lại do mối quan hệ thân thiết nên tính răn đe không cao, trường hợp khách hàng bất hợp tác thì không thể áp dụng các biện pháp cứng rắn hoặc khó khăn trong việc gây áp lực lên khách hàng và điều quan trọng thì họ cũng không có chuyên môn thu hồi nợ.

Tất nhiên, việc phân công trong tình huống này là cần thiết để rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm trong thu hồi công nợ và không chồng chéo công việc giữa các bộ phận.

>>> xem thêm: Bị nhắn tin gọi điện đe dọa đòi nợ dù không vay tiền

Bước 4: Thực hiện liên tục các bước nhắc nợ, thông báo nợ trước khi tranh chấp xảy ra.

Tùy theo từng tình huống, từng khoản nợ, Doanh nghiệp nên áp dụng các phương thức nhắc nợ qua điện thoại, email, mạng xã hội hoặc nhờ các mối quan hệ để nhắc nợ. Thời hạn nhắc nợ, phương thức sẽ áp dụng tùy từng khách hàng cụ thể.

Kỹ năng khi nhắc nợ thì áp dụng cách thức nhắc nợ nhẹ nhàng, gây gắt hay áp lực mạnh hoặc kết hợp gửi công văn, thông báo để đảm bảo yếu tố pháp lý sau này nếu phát sinh tranh chấp thì Doanh nghiệp cân nhắc theo từng tình huống thực tế.

Tuy nhiên, bước này thì cần phải thực hiện một cách liên tục và phải linh hoạt tùy tình huống theo từng con nợ nhằm đạt hiệu quả nhắc nợ cao nhất.

Bước 5: Thương lượng, đàm phán với khách nợ.

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình thu hồi nợ đòi hỏi Doanh nghiệp phải vừa có kiến thức và kỹ năng thu hồi nợ, vừa phải khéo léo, linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất.

Sẽ có rất nhiều cách thức thương lượng, đàm phán nhưng thực tế sẽ áp dụng linh hoạt như sau:

  • Cho thanh toán chậm theo từng đợt, chia theo kỳ hạn nhỏ và chốt thời hạn thanh toán cuối cùng.
  • Cho thanh toán theo số tiền nhỏ hơn, từng lần hoặc tách ra theo từng đợt phù hợp khả năng thanh toán của con nợ.
  • Giảm, miễn một phần nợ, nợ lãi hoặc chi phí có thể giảm được tùy chính sách từng công ty vào từng thời điểm.
  • Chấp thuận linh hoạt cho thanh toán bằng tiền, hàng hóa, chứng khoán hoặc cấn trừ nợ, bù trừ nghĩa vụ …

Và các phương án linh hoạt khác trong thương lượng với con nợ sao cho vừa phù hợp chính sách, khả năng của Doanh nghiệp, vừa đảm bảo khả năng chi trả và hiệu quả thu hồi công nợ.

Bước 6:Khởi kiện ra Tòa án hoặc tố cáo ra Cơ quan Công An để đòi nợ.

Đây là là giải pháp gây áp lực cực lớn nhưng cũng rất ít khi Doanh nghiệp tính tới, nhưng đối với những con nợ bất hợp tác, trốn tránh, chay ì hoặc những khoản công nợ lớn thì đây là giải pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác xử lý, thu hồi công nợ. Tất nhiên, cũng cần xem đây là giải pháp cuối cùng vì rất tốn kém chi phí, nhân lực và thời gian. Ngoài ra nó chỉ hiệu quả khi có sự hỗ trợ của Công ty Luật, Luật sư có chuyên môn để giúp cho Doanh nghiệp bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bước 7: Yêu cầu thi hành án, truy tìm tài sản và phát mại tài sản.

Đây là bước được áp dụng ngay sau việc khởi kiện và là bước quan trọng nhất để có thể thu hồi được khoản nợ. Tùy theo tính chất phức tạp, đặc điểm từng vụ việc để quá trình thi hành án, phát mại tài sản nhanh hay chậm, dễ hay khó khăn. Tất nhiên, đây là hoạt động mang tính chuyên môn cao nên để hiệu quả thì Doanh nghiệp cần có Công ty Luật, Luật sư chuyên môn tư vấn và đại diện xử lý để đảm bảo hiệu quả.

Làm sao khi khách hàng không thanh toán công nợ

Theo điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định về các loại chế tài trong thương mại:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.
  • Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng

Theo điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định về buộc thực hiện hợp đồng:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
  • Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
  • Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
  • Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.

Như vậy bên bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán được quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, nghĩa là phải thanh toán đầy đủ tiền theo quy định của Hợp đồng.

Áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 300 và 301 Luật Thương mại 2005 về phạt vi phạm và mức phạt vi phạm như sau :

  • Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
  • Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng

Theo quy định tại Điều 312 Luật Thương mại 2005 về Hủy bỏ hợp đồng thì:

Doanh nghiệp được áp dụng chế tài hủy hợp đồng nếu:

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng. Nếu hợp đồng có thỏa thuận bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán là điều kiện để hủy bỏ Hợp đồng thì khi khách hàng không thanh toán tiền doanh nghiệp có quyền hủy bỏ hợp đồng
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng. Theo quy định của Luật Thương mại, “ vi phạm cơ bản nghĩa là vi phạm làm cho bên kia mất đi quyền lợi mà họ mong đợi từ Hợp đồng”. Đối với doanh nghiệp điều mà họ mong đợi nhất từ hợp đồng là nhận được khoản thanh toán. Do đó việc bên mua không thanh toán tiền có thể xem như là hành vi vi phạm cơ bản.

Vì vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng chế tài hủy bỏ Hợp đồng để xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Doanh nghiệp có thể áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng một phần đối với phần hàng mà khách hàng chưa thanh toán. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực đối với phần hợp đồng vi phạm và các phần còn lại vẫn có hiệu lực.

Khởi kiện ra Tòa án

Trong trường hợp đã áp dụng các chế tài thương mại nhưng khách hàng vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì doanh nghiệp có quyền được khởi kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp.

  • Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm hại.
  • Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp như sau: Thương lượng, hòa giải; Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài

Có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi công nợ

Có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi công nợ

Luật sư tư vấn về trường hợp khách hàng không thanh toán công nợ

Bài viết trên tôi đã cung cấp một số thông tin về công nợ và một số cách giải quyết khi khách hàng không trả công nợ. Hy vọng với thông tin mà tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp, cần tôi tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp hoặc cá nhân hãy liên hệ trực tiếp với tôi qua Hotline 1900.633.716 để được tư vấn cụ thể hơn.

Scores: 4.9 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,919 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716