Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường đã được pháp luật quy định khá cụ thể. Bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào người gây thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm bồi thường mà có trường hợp không phải bồi thường thiệt hại. Để biết rõ về các trường hợp gây thiệt hại mà được miễn trách nhiệm bồi thường thì các quý đọc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
>>>Xem thêm: Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường gây ra
Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại
Thứ nhất, căn cứ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
- Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác (đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)
- Có thiệt hại thực tế xảy ra
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với hậu quả xảy ra trên thực tế
Thứ hai, căn cứ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 303 Luật Thương mại 2005 bao gồm:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ ba căn cứ trên thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên gây ra thiệt hại bồi thường
>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thứ nhất, Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức khi đáp ứng đầy đủ các căn cứ bồi thường thiệt hại
Tuy nhiên, Cá nhân bồi thường thiệt hại phải có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại 586 Bộ luật Dân sự 2015:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường;
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này;
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Thứ hai, Đối với bồi thường thiệt trong hợp đồng
Trong quan hệ hợp đồng chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một bên trong hợp đồng khi đáp ứng đầy đủ các căn cứ bồi thường thiệt hại mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tuy nhiên, cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
>>> Xem thêm: Các trường hợp được giảm mức bồi thường thiệt hại
Các trường hợp gây thiệt hại mà không phải bồi thường
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng
Trong quan hệ hợp đồng, không phải mọi trường hợp bên vi phạm đều phải bồi thường mà các trường hợp sau đây bên vi phạm được miễn trách nhiệm bồi thường:
- Do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên do đó nếu các bên thỏa thuận không phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm không phải bồi thường;
- Bên bị vi phạm có lỗi: Căn cứ khoản 3 Điều 351 Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015 và điểm c khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 trường hợp bên có nghĩa vụ chứng minh nghĩa vụ không thực hiện được và dẫn đến thiệt hại hoàn toàn do lỗi của bên có quyền thì bên có nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại hoặc bên vi phạm chứng minh có một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ chịu trách nhiệm đối với phần lỗi tương ứng của mình;
- Sự kiện bất khả kháng: một bên trong hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải bồi thường thiệt hại nếu các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015);
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng (điểm d Điều 294 Luật Thương mại 2005).
Không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
- Sự kiện bất khả kháng;
- Do phòng vệ chính đáng;
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
- Các bên có thỏa thuận khác.
Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Tư vấn miễn bồi thường thiệt hại
- Tư vấn các trường hợp cụ thể được miễn bồi thường thiệt hại bao gồm trong hợp đồng và ngoài hợp đồng;
- Tư vấn cách soạn thảo hợp đồng đối với điều khoản về miễn trừ trách nhiệm, trong đó có bồi thường thiệt hại;
- Đưa ra các ý kiến pháp lý để chứng minh các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
- Chỉ ra các cơ sở pháp lý cụ thể về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở cả luật chung và luật chuyên ngành;
- Tư vấn trường người giám hộ có trách nhiệm bồi thường.
Tư vấn các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Dù là quan hệ trong hợp đồng hay là quan hệ ngoài hợp đồng thì pháp luật đều có quy định các trường hợp ngoài lệ để miễn trừ trách nhiệm nói chung và bồi thường thiệt hại nói riêng đối với thiệt hại xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, để xác định các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không hề dễ dàng thậm chí còn xảy ra tranh chấp. Vì vậy, nếu khách hàng gặp các khó khăn hay cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại hay các vấn đề tương tự về hợp đồng thì hãy liên hệ Luật L24H qua Hotline: 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn luật dân sự, Luật sư tư vấn hợp đồng hỗ trợ tự vấn trực tuyến miễn phí kịp thời và hiệu quả nhất.