Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại tranh chấp rất phổ biến, phát sinh khi có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác. Theo đó, người thực hiện hành vi có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị thiệt hại một mức đền bù hợp lý và tuân thủ các nguyên tắc luật định. Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây tôi sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan.
Hướng giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Đối với tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015. Bên cạnh đó, tại Điều 35, Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 cũng phân định rõ Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể, như sau:
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
- Giải quyết tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa cấp huyện.
>>> Tham khảo thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Thời hiệu khởi kiện
Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Án phí, lệ phí giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí. Đối với việc giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, án phí sẽ được áp dụng theo tranh chấp dân sự có ngạch. Nên tùy theo mức yêu cầu bồi thường thiệt hại của đương sự mà họ sẽ phải đóng mức án phí tương ứng khác nhau. Còn lệ phí đối với giải quyết yêu cầu về dân sự ở cấp sơ thẩm hay phúc thẩm đều là 300.000 đồng.
Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Các trường hợp làm phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định cụ thể trong quy định của pháp luật. Theo đó, tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau :
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường, người gây thiệt hại phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo đúng những nguyên tắc được quy định tại điều 585 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
>>>xem thêm: Xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Luật sư tư vấn tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Hỗ trợ xác định mức yêu cầu bồi thường hợp lý.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Tư vấn, hướng dẫn về án phí, lệ phí tòa án, dự trù chi phí phát sinh.
- Tham gia các phiên làm việc khi có giấy triệu tập của tòa (tại các phiên hòa giải, thương lượng, giao nộp chứng cứ).
Tư vấn giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại
Khi phát sinh tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bên cần có sự rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng các quy định pháp luật về căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường và cách xác định mức bồi thường. Những nội dung đó, cũng đã phần nào được tôi trình bày ở bài viết trên, nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc, hoặc muốn tìm hiểu chuyên sâu, cụ thể hơn cho tình huống mình gặp phải cần luật sư dân sự tư vấn, khiếu kiện vui lòng gọi vào số hotline 1900.633.716 Luật L24H để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết.
Tham khảo thêm các trường hợp về bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng khác mà chúng tôi đã chia sẻ:
- Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường gây ra
- Các trường hợp được giảm mức bồi thường thiệt hại
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
- Không đủ khả năng bồi thường thiệt hại có thể xin giảm mức bồi thường
- Cách xác định lỗi để bồi thường thiệt hại do va chạm giao thông
- Cách xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm
- Bồi thường thiệt hại cho người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm
- Cách xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
- Giải quyết bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần