Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường gây ra là vấn đề có nhiều được tìm hiểu nhiều nhất khi mùa mưa bão tới. Việc cây xanh gãy đổ gây hư hỏng tài sản vào mùa mưa bão không còn là chuyện hiếm. Một số vụ cây xanh ngã đổ khiến người đi đường bị thương xảy ra khiến dư luận không khỏi thắc mắc về trách nhiệm bồi thường. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường gây ra

Bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường gây ra

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường do cây xanh bên đường gây ra

Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Có thể hiểu, có 3 điều kiện cơ bản để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra:

  • Có hành vi trái pháp luật;
  • Có thiệt hại xảy ra;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường

Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Theo quy định trên, chủ thể phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra bao gồm 3 chủ thể: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý.

Mức bồi thường

Căn cứ vào các Điều 589, 590 Bộ luật Dân sự 2015, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường về thiệt hại do tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng; thiệt hại về tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, gồm: thiệt hại tính mạng; chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe, tổn thất tinh thần… Người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường. Trong trường hợp không thể thoả thuận được thì các bên có thể khởi kiện ra Toà án để yêu cầu xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trường hợp không phải bồi thường

Trường hợp không phải bồi thường

Trường hợp không phải bồi thường

Căn cứ khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp không phải bồi thường thiệt hại được quy định như sau: Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Theo khoản 1 Điều 156 Bộ Luật dân sự 2015: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như vậy, để xác định trường hợp cây xanh gãy đổ do mưa bão gây thiệt hại có phải là trường hợp bất khả kháng hay không, cần phải xác định xem cơ quan có trách nhiệm quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây trước khi có dự báo mưa bão, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ…).

Ngoài ra, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị quy định: Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý cây xanh là phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa, chặt hạ những phần thân cây mang tính chất rủi ro tiềm tàng. Trong trường hợp không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây đổ, gãy gây ra thiệt hại cho chủ phương tiện thì phải bồi thường. Nếu họ đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng.

Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường gây ra

  • Tư vấn mức bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện dân sự trong trường hợp khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và các đơn từ trong suốt quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp;
  • Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra xảy ra khá phổ biến và thường xuyên trong cuộc sống nên việc hiểu biết đầy đủ và chính xác về chúng là rất quan trọng. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Luật L24H, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ, tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (41 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716