Phân biệt đất khai hoang và đất lấn chiếm như thế nào?

Phân biệt đất khai hoang và đất lấn chiếm rất quan trọng trong việc quản lý và xác định quyền sử dụng đất của người dân. Đất khai hoang và đất lấn chiếm là hai thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả hai khái niệm liên quan đến việc sử dụng đất đai. Mặc dù có vẻ giống nhau, nhưng chúng có sự khác nhau về cả tính chất và hậu quả pháp lý. Vậy giữa hai loại đất này được phân biệt như thế nào, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Phân biệt đất khai hoang và đất lấn chiếm

Phân biệt đất khai hoang và đất lấn chiếm

Quy định chung về đất khai hoang và đất lấn chiếm

Đất khai hoang là gì?

Hiện nay, theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì chưa có quy định cụ thể về khái niệm đất khai hoang. Theo tinh thần tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày ngày 29 tháng 12 năm 2014 (đã hết hiệu lực từ 27/11/2017 hiện chưa có văn bản hướng dẫn thay thế) quy định: Đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, có thể hiểu đất khai hoang là những miếng đất chưa được sử dụng hoặc chưa được công nhận theo quy định pháp luật. Đây là những khu vực mà người dân tự khai phá và  không có giấy tờ chứng nhận chính thức

>>> Tham khảo thêm: Đất khai hoang là gì?

Đất lấn chiếm là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2019, theo đó:

Thứ nhất, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Thứ hai, chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đất lấn chiếm được sử dụng hoặc chiếm dụng một phần đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc của tổ chức, cá nhân nào đó mà không có sự cho phép hoặc chấp thuận hay vẫn tiếp tục sử dụng đất đó dù đã hết thời hạn sử dụng…. Đây thường là hành vi sử dụng đất một cách trái phép, không tuân thủ các quy định pháp luật về quyền sở hữu và sử dụng đất.

Sự khác nhau giữa hai loại đất

Theo Luật Đất đai 2013 không có quy định cụ thể về định nghĩa cũng như phân biệt rõ ràng đất khai hoang và đất lấn chiếm. Tuy nhiên, trên thực tế, khi sử dụng đất, người ta vẫn thường hay nhắc đến hai lại đất này. Sau đây là những điểm khác nhau cơ bản để phân biệt đất lấn chiếm và đất khai hoang.

Thứ nhất, đối với đất khai hoang:

Mặc dù trong Luật Đất đai hiện hành không có quy định cụ thể về đất khai hoang nhưng trước ngày 27/11/2017, loại đất này được quy định trong Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT , cụ thể:

  • Đất khai hoang thường bao gồm những khu vực hoang dã, rừng nguyên sinh, đồng cỏ hoặc các vùng đất chưa được can thiệp hoặc sử dụng bởi con người trước đó.
  • Khi người dân quyết định sử dụng đất khai hoang, họ thường cần thực hiện các thủ tục pháp lý như đăng ký sử dụng đất, xin cấp phép khai hoang hoặc tuân thủ quy hoạch sử dụng đất do chính quyền địa phương ban hành

Thứ hai, đối với đất lấn chiếm

Khác với đất khai hoang, đất lấn chiếm được quy định cụ thể trong Điều 3 Nghị định  91/2019/NĐ-CP, theo đó:

  • Đất lấn chiếm thường diễn ra khi một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng đất mà không có quyền sử dụng hợp pháp hoặc không có sự cho phép của chủ sở hữu đất hoặc cơ quan quản lý đất đai.
  • Đất lấn chiếm là kết quả của việc lấn đất ,thay đổi mốc giới hoặc ranh giới thửa đất hoặc việc sử dụng đất mà không có sự cho phép của chính quyền hoặc chủ sở hữu đất.
  • Hành vi lấn chiếm đất thường được coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự hoặc dân sự theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Như vậy, có thể thấy điểm khác nhau cơ bản để phân biệt đất lấn chiếm và đất khai hoang là nguồn gốc của đất. Đất khai hoang là đất đã được sử dụng trong thực tế nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc chưa hoàn thành thủ tục pháp lý. Còn đất lấn chiếm là đất được sử dụng mà không có sự cho phép bởi người sở hữu và cơ quan quản lý.

Đất khai hoang và đất lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không?

Đất khai hoang và đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ khi đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định, cụ thể như sau:

Đối với đất khai hoang:

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 và các Điều 20, 21, 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày ngày 15 tháng 05 năm 2014, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đáp ứng các điều kiện:

  • Đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.( căn cứ theo khoản 2 điều 101 Luật Đất đai 2013)

Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.

Đối với đất lấn chiếm:

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014. Đất lấn chiếm có thể được cấp sổ đỏ trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:

  • Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
  • Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ ba, trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:

  • Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
  • Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, đất khai hoang và đất lấn chiếm vẫn được cấp sổ đỏ nếu thuộc các trường hợp do pháp luật quy định như trên.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Luật sư tư vấn có phải nộp thuế hai loại đất này không?

Theo Luật Đất đai 2013, việc nộp thuế đất đai có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục đích sử dụng đất, diện tích đất, vị trí địa lý, quy định pháp luật cụ thể và sự công nhận từ cơ quan quản lý đất đai. Để biết thêm thông tin cụ thể, hãy liên hệ tới chúng tôi, Luật L24H cung cấp các dịch vụ tư vấn đất đai như sau:

  • Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về đất lấn chiếm và đất khai hoang
  • Tư vấn về điều kiện để được cấp sổ đỏ cho đất khai hoang và đất lấn chiếm
  • Hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ, tài liệu cần thiết để xin cấp sổ đỏ cho đất khai hoang
  • Tư vấn về nộp thuế đối với đất khai hoang và đất lấn chiếm theo quy định của từng địa phương
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ và các vấn đề liên quan khác.

Tư vấn mức thuế đối với đất khai hoang và đất lấn chiếm

Tư vấn mức thuế đối với đất khai hoang và đất lấn chiếm

Có thể thấy, phân biệt hai loại đất này là dựa vào việc xác định nguồn gốc của chúng. Đất khai hoang thường liên quan đến việc sử dụng đất chưa được công nhận hoặc đăng ký theo quy định, trong khi đất lấn chiếm liên quan đến việc sử dụng đất của người khác mà không có sự cho phép của người sở hữu và quản lý. Nếu Quý khách còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900633716 tư vấn giải đáp nhanh chóng miễn phí.

Scores: 5 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,841 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716