Tranh chấp dân sự là gì? Trình tự giải quyết vụ án tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ pháp luật dân sự, cụ thể là về quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản hoặc nhân thân. Tranh chấp dân sự có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: hợp đồng, hôn nhân gia đình, thừa kế, bồi thường thiệt hại, lao động, đất đai,…Việc hiểu rõ khái niệm tranh chấp dân sự là gì?, nguyên nhân và giải pháp cho tranh chấp dân sự là vô cùng quan trọng để có thể phòng ngừa và giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.

Tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự là gì?

Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề tranh chấp về thừa kế,…

Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự.

Thương lượng

Được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba.

Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thương lượng

Với phương thức này, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Thương lương khi có tranh chấp dân sự

Thương lương khi có tranh chấp dân sự

Hòa giải

Có sự tham gia của bên thứ ba trong vai trò làm trung gian để tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp;

Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.

Sau khi hòa giải có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải (khoản 7 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Khoản 2 Điều 7 Luật Dân sự 2015 “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.”

Giải quyết bằng Trọng tài

  • Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài. Trọng tài thương mại chỉ áp dụng đối với những tranh chấp phát sinh hoặc liên quan tới quan hệ pháp lý trong hoạt động thương mại (dân sự theo nghĩa hẹp) được quy định tại khoản 2 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010.
  • Chủ thể giải quyết tranh chấp là các trọng tài viên.
  • Là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên khi mà các bên tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng.
  • Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Khởi kiện lên Tòa án

Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, các chủ thể có thể lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trình tự giải quyết vụ án tranh chấp dân sự bằng Tòa án

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự được quy định về hình thức và nội dung tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mẫu đơn khải kiện được quy định Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
  • Các hồ sơ khác liên quan đến tranh chấp dân sự cần khởi kiện.

Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Khởi kiện vụ án dân sự: Gửi đơn khởi kiện:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Thụ lý vụ án : nhận và xem xét đơn khởi kiện

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện của bạn không có đủ các các nội dung theo quy định.
  • Trả lại đơn khởi kiện Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Còn sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí..
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
  • Thông báo về việc thụ lý vụ án, quyền tố tụng của đương sự sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án (Điều 196, 199, 201, 202 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015).

Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

  • Sau khi thụ lý vụ án sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử.
  • Nếu vụ việc đáp ứng đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS thì Tòa án sẽ giải quyết vụ việc theo thủ tục rút gọn.Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, thì vụ việc sẽ được giải quyết theo thủ tục thông thường.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án tranh chấp dân sự, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài là 4 tháng (điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách

quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình và không quá 01 tháng đối với vụ án kinh doanh, thương mại, lao động.

  • Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật
  • Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
  • Đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Bước 4: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử

  • Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa.

Thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp dân sự

Theo Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có tranh chấp dân sự xảy ra, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

  • Hầu hết, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm. Trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: Những tranh chấp dân sự mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Ngoài ra, nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sư của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

>> Xem thêm: Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự khi có khởi kiện

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự khi có khởi kiện

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

>> Xem thêm: Thẩm quyền Tòa án Việt Nam với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Trên đây là toàn bộ tư vấn pháp luật về tranh chấp dân sự là gì và trình tự giải quyết tranh chấp, thủ tục khởi kiện dân sự của Luật L24H. Để đảm bảo an toàn pháp lý cũng như lợi ích tối đa trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự, khách hàng có thể gọi ngay cho Luật sư dân sự của Luật L24H qua số Hotline 1900633716 để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mình. Xin cảm ơn.

Scores: 4.71 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716