Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu đúng thẩm quyền giải quyết

Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu là câu hỏi đầu tiên khi đương sự muốn tiến hành khởi kiện tranh chấp đất đai, ly hôn, đòi nợ, thừa kế, bồi thường..đều thuộc lĩnh vực thủ tục tố tụng dân sự. Muốn vụ án được giải quyết nhanh chóng thì phải nộp đơn khởi kiện đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hiểu được mong muốn đó của nhân dân, Luật L24H đã chuẩn bị sẵn bài viết sau đây sẽ trình bày cụ thể các nội dung trên.

Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu

Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu để được giải quyết?

Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu?

Mẫu đơn khởi kiện dân sự số 23

Mẫu đơn khởi kiện dân sự là mẫu đơn được sử dụng khi có các tranh chấp về dân sự nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải được, phải tiến hành khởi kiện dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………………..(1), ngày…..tháng….năm…..

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2) ……………….

Người khởi kiện: (3) …………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: (4) …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5) …………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ (6): …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ: (7) ………………………………………………(nếu có)

Địa chỉ: (8) …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (9): ……………………………………………(nếu có)

Địa chỉ: (10) ………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: (11) ………………………………………..

Người làm chứng: (12) ……………………………………………………………………(nếu có)

Địa chỉ: (13) ………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1……………………………………………………………………………………………

2……………………………………………………………………………………………

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

………………………………………………………………………………………………

Người khởi kiện (16)

Thẩm quyền theo cấp

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình tại Điều 26, Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại khoản 1 Điều 30;
  • Tranh chấp về lao động tại Điều 32.
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm:

  • Tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
  • Tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Tranh chấp có thể được Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Cơ sở pháp lý: Điều 35, 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của bị đơn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc thỏa thuận để Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của nguyên đơn giải quyết;

Tuy nhiên, chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thẩm quyền theo lựa chọn

Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án

  • Nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn;
  • Nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức;
  • Nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng;
  • Nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
  • Nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động;
  • Nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian;
  • Nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết tếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng;
  • Nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau;
  • Nơi có một trong các bất động sản giải quyết nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hồ sơ phải nộp cùng đơn khởi kiện

Bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
  • Các giấy tờ về nhân thân: CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan, người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có, có thể bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa trong quá trình giải quyết vụ án.
  • Các giấy tờ có liên quan khác.

Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục xử lý đơn khởi kiện

  1. Bước 1: Tòa nhận đơn khởi kiện qua bộ phận tiếp nhận đơn và phải ghi vào sổ nhận đơn.
  2. Bước 2: Tòa cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong vòng 2 ngày làm việc đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính.
  3. Bước 3: Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn.
  4. Bước 4: Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau trong vòng 5 ngày làm việc sau đó:
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Cơ sở pháp lý: Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn quy trình khởi kiện tại Tòa án

  • Tư vấn quy định pháp luật có liên quan đến tranh chấp cần khởi kiện.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
  • Hỗ trợ nộp hồ sơ khởi kiện tại đúng cơ quan có thẩm quyền và theo dõi quá trình khởi kiện.
  • Luật sư đại diện tranh tụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại Tòa.

Luật sư tư vấn quy trình khởi kiện tại Tòa án

Luật sư tư vấn quy trình khởi kiện tại Tòa án

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm được các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục khởi kiện dân sự , quy trình tiếp nhận đơn, giải quyết theo các cấp có thẩm quyền, Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại tổng đài tư vấn luật trực tuyến miễn phí 1900.633.716 để được luật sư chuyên môn tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (37 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716