Hướng dẫn làm thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp chi tiết 2024

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán là điều không ai mong muốn, nhưng đây là thực tế mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp được quy định trong Luật Phá sản 2014, là giải pháp pháp lý giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn tài chính, thanh toán các khoản nợ và chấm dứt hoạt động một cách hợp pháp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp, bao gồm: điều kiện, hồ sơ, thủ tục thực hiện và một số lưu ý, tất cả sẽ được trình bày cụ thể bên dưới.

làm thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Hướng dẫn làm thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Phá sản là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định “tuyên bố” phá sản.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014).

phá sản doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp

Người có quyền nộp yêu cầu phá sản doanh nghiệp

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
  • Người lao động, công đoàn;
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…;
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán…

Căn cứ pháp lý: Điều 5 Luật Phá sản 2014.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp mới nhất

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bước 2: Tòa án nhận đơn:

  • Nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
  • Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
  • Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.

Căn cứ pháp lý: Điều 30, Điều 32, Điều 35 Luật Phá sản 2014.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn

Khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Căn cứ pháp lý: Điều 39 Luật Phá sản 2014.

Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản

Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản

Bước 4: Mở thủ tục phá sản:

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan. Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng… Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Căn cứ pháp lý: Điều 42 Luật Phá sản 2014.

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ: Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

Căn cứ pháp lý: Điều 75 Luật Phá sản 2014.

Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
  • Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
  • Đề nghị tuyên bố phá sản.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 83 Luật Phá sản 2014.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Căn cứ pháp lý: Điều 96 Luật Phá sản 2014.

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

  • Thanh lý tài sản phá sản;
  • Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Lệ phí và chi phí phá sản doanh nghiệp là bao nhiêu?

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,5 triệu đồng (Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).
Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

  • Người lao động, công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Mức thù lao được xác định dựa vào thỏa thuận hoặc tính theo tỷ lệ trên tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý.
Thứ tự thanh toán nợ ưu tiên khi doanh nghiệp phá sản
Thứ tự phân chia tài sản khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản như sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Dịch vụ hỗ trợ mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Luật L24H

  • Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản;
  • Tư vấn, cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Tư vấn các thức ra quyết định về việc giải thể;
  • Tư vấn gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan, người lao động,…
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản, đơn từ liên quan đến thủ tục phá sản;
  • Hoàn thiện hồ sơ liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp;
  • Tư vấn thủ tục thực hiện phá sản cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn cách thức tiến hành hội nghị chủ nợ;
  • Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn phương án phục hồi kinh doanh;
  • Tư vấn thủ tục thanh lý tài sản;
  • Đại diện cho doanh nghiệp trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục phá sản.

Như vậy, để có thể tuyên bố phá sản, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình dài với nhiều thủ tục phát lý. Việc phá sản là không ai muốn nhưng khi gặp phải thì cần nắm bắt quy định hiện hành và tiến hành nhanh chóng hoặc liên hệ Tư vấn luật doanh nghiệp theo số hotline 1900633716 để được tư vấn cụ thể và được giới thiệu các dịch vụ liên quan.

Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản

Một số bài viết liên quan đến phá sản doanh nghiệp có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.8 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716