Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có được xoá nợ tiền thuế không?

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có được xóa nợ tiền thuế không là một vấn đề pháp lý mà nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Trong bối cảnh khó khăn tài chính khiến nhiều công ty lâm vào cảnh tuyên bố phá sản thì việc am hiểu rõ về những quy định này vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin đến quý bạn đọc những quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này.

Có được xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Có được xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Cơ quan thẩm quyền xóa nợ tiền thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Quản lý thuế 2019, thẩm quyền xóa nợ tiền thuế được xác định như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế đối với các trường hợp sau đây:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
  • Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
  • Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15.000.000.000 đồng trở lên.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp đầu năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp tình hình xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để Chính phủ báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách nhà nước.

Như vậy, theo quy định trên, tùy từng trường hợp, thẩm quyền xóa nợ tiền thuế có thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Có được xóa nợ tiền thuế khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Căn cứ tại khoản 1, khoản 4 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trường hợp được xóa nợ tiền thuế như sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
  • Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là được xóa thuế, chỉ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế thì mới được xóa nợ tiền thuế.

Xóa nợ tiền thuế khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Xóa nợ tiền thuế khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Thủ tục đề nghị xóa nợ thuế khi doanh nghiệp phá sản

Hồ sơ xóa nợ tiền thuế

Theo quy định tại Điều 86 Luật Quản lý thuế 2019, Điều 16 Thông tư 06/2021/TT-BTC, khoản 2 Điều 65 Thông tư 80/2021/TT-BTC về hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản như sau:

  • Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
  • Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
  • Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
  • Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
  • Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
  • Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).

Thời hạn giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế

Căn cứ quy định tại Điều 88 Luật Quản lý thuế 2019, trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế như sau:

  • Cơ quan, người có thẩm quyền đã nhận hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải thông báo cho cơ quan đã gửi hồ sơ để hoàn chỉnh khi hồ sơ chưa đầy đủ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
  • Người có thẩm quyền phải ra quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc thông báo không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho cơ quan đã gửi hồ sơ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Như vậy, thời hạn giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Thủ tục giải quyết

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 65 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về thủ tục giải quyết xóa nợ đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản như sau:

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế và gửi đến cơ quan cấp trên theo trình tự sau:

Đối với hồ sơ do Chi cục Thuế lập và gửi đến, Cục Thuế thẩm định hồ sơ:

  • Trường hợp không thuộc đối tượng xóa nợ thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế theo mẫu số 02/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
  • Trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ nhưng hồ sơ chưa đầy đủ thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế bổ sung hồ sơ theo mẫu số 03/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
  • Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Cục Thuế lập văn bản đề nghị, dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 04/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Đối với hồ sơ do Cục Thuế lập:

Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Cục Thuế lập văn bản đề nghị, dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 04/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Như vậy, thủ tục giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế khi doanh nghiệp phá sản thực hiện theo quy định trên.

Xem thêm: Thủ tục đóng mã số thuế khi giải thể doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị phá sản

Luật sư tư vấn xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Luật sư tư vấn xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Luật sư tư vấn xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị phá sản cung cấp các dịch vụ sau đây:

  • Xem xét tính pháp lý các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp làm thủ tục tuyên bố phá sản
  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan tuyên bố phá sản
  • Hỗ trợ chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để xóa nợ tiền thuế
  • Đại diện khách hàng tiến hành các thủ tục pháp lý với cơ quan chức năng
  • Theo dõi quá trình thực hiện thủ tục giải quyết xóa nợ tiền thuế cho doanh nghiệp

Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế thì được xóa nợ tiền thuế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp, tư vấn pháp luật thuế qua điện thoại, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900633716 để được kết nối với luật sư tư vấn giải đáp trực tuyến miễn phí.

>>> Xem thêm: Giám đốc phải chịu trách nhiệm gì khi công ty phá sản

Scores: 4.7 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716