Trách nhiệm thanh toán khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản

Trách nhiệm thanh toán khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản được giải quyết như thế nào đã được pháp luật quy định cụ thể. Ngày nay, những công ty, đặc biệt là doanh nghiệp bảo hiểm phá sản tuy hiếm thấy nhưng không vì vậy mà chưa từng có tiền lệ. Trên thế giới, đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tên tuổi nhưng vẫn lâm vào tình trạng phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Bài viết sau đây tôi sẽ giúp cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trách nhiệm thanh toán khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản

Trách nhiệm thanh toán khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản

Khi nào doanh nghiệp bảo hiểm phá sản?

Về nguyên tắc chung, doanh nghiệp bảo hiểm phá sản khi mất khả năng thanh toán và bị Tòa án ra Quyết định phá sản.

Doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán khi không đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động.

Các doanh nghiệp này được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

  • Trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ;
  • Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn.”

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, có các quỹ dự trữ, dự phòng nghiệp vụ, ký quỹ để thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết hoặc trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Cơ sở pháp lý (CSPL): Điều 110 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (LKDBH 2022).

Đầu tiên là về Tỷ lệ an toàn vốn (Điều 95 LKDBH 2022):

  • Tỷ lệ an toàn vốn là tỷ lệ giữa vốn thực có và vốn trên cơ sở rủi ro.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn không thấp hơn quy định.
  • Khi xác định tỷ lệ an toàn vốn, các doanh nghiệp này không được tính vào vốn thực có số tiền đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp bảo hiểm khác, doanh nghiệp tái bảo hiểm khác, công ty con của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty con của doanh nghiệp tái bảo hiểm.
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về tỷ lệ an toàn vốn, vốn trên cơ sở rủi ro, vốn thực có.”

Thứ hai, doanh nghiệp phải ký quỹ tại một ngân hàng thương mại (Điều 96):

  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải sử dụng một phần vốn điều lệ, vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
  • Mức tiền ký quỹ bằng 02% vốn điều lệ tối thiểu, vốn được cấp tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp trên.
  • Các doanh nghiệp này chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, các doanh nghiệp này có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
  • Chỉ được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.”

Thứ ba, về Quỹ dự trữ (Điều 98):

  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn chủ sở hữu và bảo đảm khả năng thanh toán.
  • Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hằng năm theo tỷ lệ 05% lợi nhuận sau thuế cho đến khi bằng mức tối đa theo quy định của Chính phủ.
  • Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc, các doanh nghiệp này có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định tại điều lệ doanh nghiệp, quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.”

Thứ tư, Dự phòng nghiệp vụ (Điều 97):

Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm;
  • Tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
  • Tách biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Luôn có tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ đã trích lập, đồng thời tách biệt tài sản tương ứng với dự phòng quy định tại điểm c khoản này;
  • Sử dụng Chuyên gia tính toán để tính toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ;
  • Thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp này phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ.

Chính phủ quy định chi tiết về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ.”

Sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết trên cũng như Biện pháp cải thiện, Biện pháp can thiệp sớm và Biện pháp kiểm soát được quy định lần lượt tại Điều 111, Điều 112 và Điều 113 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, mà vẫn không không khắc phục được tình trạng bị áp dụng Biện pháp kiểm soát. Thì sau khi Bộ Tài chính ban hành văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản; trường hợp không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Bộ Tài chính nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

>> Xem thêm: Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Trách nhiệm thanh toán sau khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản

Các chế độ bảo hiểm

Các chế độ bảo hiểm

Việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm trong trường hợp phá sản được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động;
  • Khoản trả tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với các yêu cầu đòi bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chấp thuận chi trả giá trị hoàn lại, giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;
  • Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Nội dung về phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm không được quy định tại Điều này thì thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.

CSPL: khoản 3 Điều 116 LKDBH 2022.

Quyền lợi khách hàng có được bảo đảm không?

Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm

  • Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
  • Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
  • Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

CSPL: Điều 28 LKDBH 2022.

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Kể từ ngày 01/01/2023, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã không còn quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Tuy nhiên, luật hiện hành cũng quy định về loại quỹ mà doanh nghiệp bảo hiểm phải có để bảo vệ người mua bảo hiểm đó là Quỹ dự trữ như đã đề cập bên trên. Bên cạnh đó, luật cũng khuyến khích các doanh nghiệp này có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định tại điều lệ, quy chế hoạt động của doanh nghiệp.

Tư vấn về bảo vệ quyền lợi khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản

  • Tư vấn về trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp bảo hiểm
  • Tư vấn về thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.
  • Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục pháp lý có liên quan sau khi phá sản.
  • Tư vấn, hướng dẫn bảo vệ quyền lợi cho người mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.
  • Đại diện tranh tụng khi xảy ra tranh chấp liên quan.

Như vậy, bài viết trên đã phần nào giúp cho quý bạn đọc hiểu hơn về trách nhiệm thanh toán khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, đồng thời giúp quý khách hàng hiểu hơn về quyền lợi của mình. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn luật doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài trực tuyến 1900.633.716 để được Luật sư lắng nghe và tận tình giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.6 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,843 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716