Luật sư tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản

Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, việc xử lý tài sản là vấn đề nan giải, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ nợ và các bên liên quan. Tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản là dịch vụ cung cấp giải pháp pháp lý hiệu quả, giúp doanh nghiệp thanh lý tài sản, trả nợ và chấm dứt hoạt động một cách hợp pháp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về quy trình xử lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản, bao gồm Xác định tài sản của doanh nghiệp, Lập bảng kê tài sản, Đánh giá giá trị tài sản, Thanh lý tài sản, Phân phối tài sản cho các chủ nợ và một số lưu ý khác khi phá sản doanh nghiệp.

 

Xử lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Xử lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Doanh nghiệp phá sản trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì doanh nghiệp bị phá sản khi có đủ 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, mất khả năng thanh toán. Mất khả năng thanh toán là trường hợp doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014.

Thứ hai, bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Căn cứ tại Điều 8 Luật Phá sản 2014, thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân được quy định như sau:

  1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Vụ việc phá sản đó có tài sản ở nước ngoài, hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
  1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc các trường hợp thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Như vậy, khi một doanh nghiệp đồng thời không thể thanh toán được khoản nợ trong thời hạn 03 tháng và đã bị Tòa án nhân dân cấp tỉnh/huyện có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp đó bị xem là doanh nghiệp phá sản.

>>>Xem thêm: Thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được quy định tại khoản 1, Điều 64 của Luật  Phá sản 2014 gồm:

  • Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;
  • Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
  • Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
  • Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
  • Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mất khả năng thanh toán gồm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Phá sản 2014, tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mất khả năng thanh toán gồm:

  • Các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đã nêu ở trên;
  • Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.

Tài sản khi doanh nghiệp phá sản được xử lý như thế nào?

Việc xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản được tiến hành theo quy trình như sau:

Bước 1: Xác định tài sản còn lại

Theo quy định tại Điều 65 Luật Phá sản 2014, việc xác định tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp phá sản được tiến hành như sau:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê và định giá tài sản. Có thể gửi văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn trong trường hợp cần thiết nhưng không được quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản.

Trường hợp xét thấy việc tự kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã là không chính xác thì Tòa án nhân dân yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.

Bước 2: Tiến hành phân chia tài sản

Theo quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014, trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau::

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế đối với người lao động; quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích; phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản nêu trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

  • Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
  • Thành viên của Công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản chi phí, nợ, nghĩa vụ tài chính thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Như vậy, khi xử lý tài sản của một doanh nghiệp phá sản, tài sản của doanh nghiệp sẽ được xác định phần còn lại và kiểm kê giá trị. Sau bước này sẽ tiến hành phân chia số tài sản đó theo thứ tự ưu tiên đã được quy định.

Doanh nghiệp bị phá sản

Doanh nghiệp bị phá sản

Xử lý khoản nợ có bảo đảm khi doanh nghiệp phá sản

Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

  • Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
  • Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm.

Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó.

Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản 2014, cụ thể:

  • Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
  • Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, khi xử lý khoản nợ có bảo đảm sẽ dựa vào giá trị của tài sản bảo đảm mà có cách giải quyết khác nhau.

Căn cứ pháp lý: Điều 53 Luật Phá sản 2014.

Xem thêm: Trình tự trả nợ khi công ty phá sản

Luật sư tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản

Nội dung dịch vụ

Luật L24H xin cung cấp dịch vụ tư vấn tới quý khách hàng liên quan đến vấn đề xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản, cụ thể như sau:

  • Kiểm tra tính pháp lý của các khoản nợ doanh nghiệp;
  • Tư vấn pháp luật về việc doanh nghiệp phá sản và việc xử lý tài sản;
  • Tư vấn về quy trình xử lý tài sản
  • Tư vấn quy trình kiểm kê tài sản
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết để xử lý tài sản;
  • Đại diện khách hàng làm thủ tục pháp lý với các cơ quan có thẩm quyền;
  • Đại diện khách hàng tham gia quá trình tố tụng khi xảy ra tranh chấp.

Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản

Phí dịch vụ

Phí dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào từng vụ việc và mức độ phức tạp của vụ việc. Phí tư vấn sẽ  được các bên thỏa thuận để đi đến một mức giá phù hợp với yêu cầu của khách hàng và sẽ được thống nhất trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Luật sư tư vấn khi doanh nghiệp phá sản

Luật sư tư vấn khi doanh nghiệp phá sản

Như vậy, khi một doanh nghiệp bị tuyên bố là phá sản thì song song với đó doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn phương thức xử lý tài sản để hạn chế những rủi ro không đáng có cho các chủ thể có liên quan cũng như chính doanh nghiệp.  Nếu quý khách hàng còn vướng mắc điều gì, xin vui lòng liên hệ với luật sư tư vấn doanh nghiệp chúng tôi qua Hotline: 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn trong thời gian sớm nhất có thể.

Một số bài viết liên quan đến Phá sản doanh nghiệp có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.5 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716