Mức tiền lệ phí doanh nghiệp phải nộp khi yêu cầu mở thủ tục phá sản là một vấn đề quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm khi họ đối diện với khó khăn tài chính. Trong bối cảnh kinh doanh đa dạng và biến động, việc hiểu rõ về các khoản phí này là giúp việc quản lý tài chính và kế hoạch chi tiêu hiệu quả. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn những quy định pháp lý về mức lệ phí này.
Lệ phí doanh nghiệp phải nộp khi yêu cầu mở thủ tục phá sản
Thời điểm doanh nghiệp được yêu cầu mở thủ tục phá sản
Theo quy định của khoản 1, 2 Điều 4, Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì thời điểm doanh nghiệp yêu cầu mở thủ tục phá sản là khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, đó là khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho chủ nợ.
Tham khảo thêm về: Trách nhiệm thanh toán khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản
Quy định về lệ phí mở thủ tục phá sản
Các loại phí doanh nghiệp phải nộp khi yêu cầu mở thủ tục phá sản
Căn cứ Điều 23 Luật Phá sản 2014 thì các loại phí doanh nghiệp phải nộp khi yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm:
- Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
- Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể
Đồng thời, căn cứ Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện nay là 1.500.000 đồng.
Trường hợp doanh nghiệp được miễn lệ phí phá sản
Căn cứ tại Điều 22 Luật Phá sản 2014 quy định những trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án gồm:
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014 mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
Chủ thể có nghĩa vụ nộp lệ phí
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau: Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ thể có nghĩa vụ nộp lệ phí là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bên cạnh đó, tại Điều 40 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì những người phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên.
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nghĩa vụ nộp lệ phí
Người lao động yêu cầu mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp nợ lương có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản không?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Phá sản 2014 quy định về chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
- Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
- Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
- Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm: Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, trường hợp người lao động yêu cầu mở thủ tục phá sản do công ty nợ lương đáp ứng điều kiện về thời gian nợ lương thì được miễn đóng tạm ứng chi phí phá sản.
Luật sư tư vấn mức lệ phí doanh nghiệp nộp khi yêu cầu phá sản
Luật sư tư vấn mức lệ phí doanh nghiệp nộp khi yêu cầu phá sản
- Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản;
- Tư vấn, soạn thảo văn bản, đơn từ liên quan đến thủ tục phá sản;
- Hoàn thiện hồ sơ liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp;
- Tư vấn thủ tục thực hiện phá sản cho doanh nghiệp;
- Đại diện cho doanh nghiệp trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục phá sản.
- Tư vấn về lệ phí nộp khi doanh nghiệp yêu cầu phá sản
Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản
Việc phá sản là không ai muốn, và khi doanh nghiệp yêu cầu mở thủ tục phá sản thì có thể sẽ phải nộp một khoản tiền. Để kịp thời nắm bắt được các quy định hiện hành hãy liên hệ Tư vấn luật luật doanh nghiệp theo số hotline 1900633716 để được tư vấn cụ thể và được giới thiệu các dịch vụ liên quan.
Một số bài viết liên quan đến phá sản doanh nghiệp có thể bạn đọc quan tâm:
- Trình tự trả nợ khi công ty phá sản theo thứ tự ưu tiên
- Công ty phá sản có phải trả hết số nợ mà doanh nghiệp bị mắc nợ không
- Giám đốc phải chịu trách nhiệm gì khi công ty phá sản