Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Để nắm rõ các yêu cầu pháp lý, bài viết sẽ phân tích chi tiết về tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết để tham gia HĐQT. Điều kiện này có khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp. Bằng việc hiểu rõ tiêu chuẩn và điều kiện, các cá nhân có thể đánh giá năng lực bản thân và đưa ra quyết định phù hợp.
Điều kiện trở thành thành viên hội đồng quản trị
Các tiêu chuẩn và điều kiện của Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì?
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Cá nhân phải đáp ứng đủ các yêu cầu để đảm nhiệm vị trí này. Những quy định này nhằm đảm bảo năng lực và phẩm chất của người giữ vai trò quản trị công ty.
Theo Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020, tiêu chuẩn và điều kiện cơ bản bao gồm:
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp nhà nước Thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
- Công ty con của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thì thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;
- Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
- Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
- Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
- Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.
Ngoài ra, điều lệ công ty có thể quy định thêm các tiêu chuẩn và điều kiện khác, ví dụ:
- Trình độ chuyên môn;
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của công ty;
- Độ tuổi tối thiểu hoặc tối đa;
- Thời gian công tác tại công ty …
>>> Xem thêm: Mẫu biên bản họp Hội đồng quản trị
Cán bộ, công chức, viên chức có được làm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần không?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hội đồng quản trị không được thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Do đó, cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nên không đủ tiêu chuẩn và điều kiện để làm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần.
>>> Xem thêm: Một người có đồng thời làm chủ tịch hội đồng quản trị nhiều công ty
Cán bộ, công chức, viên chức có thể làm thành viên hội đồng quản trị không
Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần có được đồng thời làm Giám đốc hay Tổng Giám đốc không?
Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể về việc Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần có được đồng thời làm Giám đốc hay Tổng giám đốc không. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần chỉ quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Như vậy, có thể hiểu Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần vẫn được đồng thời làm Giám đốc hay Tổng giám đốc đối với công ty cổ phần thông thường. Còn trong trường hợp công ty cổ phần là công ty đại chúng và công ty cổ phần dạng doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty.
>>> Xem thêm: Điều kiện để người nước ngoài được làm Chủ tịch hội đồng quản trị
Luật sư tư vấn về điều kiện trở thành thành viên hội đồng quản trị
Luật L24H xin cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn về điều kiện để trở thành thành viên hội đồng quản trị:
- Tư vấn đánh giá tiêu chuẩn và điều kiện trở trở thành thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty;
- Tư vấn về quy trình bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị;
- Hỗ trợ soạn thảo các tài liệu pháp lý liên quan;
- Đại diện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các trường hợp xảy ra tranh chấp.
Luật sư tư vấn doanh nghiệp
Để trở thành thành viên Hội đồng quản trị cần đáp ứng các yêu cầu của Luật Doanh nghiệp 2020 và các luật khác có liên quan. Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của mình, Luật L24H sẵn sàng tư vấn về các vấn đề liên quan đến thành viên Hội đồng quản trị và Doanh nghiệp. Liên hệ qua Hotline: 1900633716 để được luật sư doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời.