Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh là bao lâu?

Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh là bao lâu? Để xác định một người có phải chịu trách nhiệm hình sự với tỷ lệ thương tích do người đó gây ra hay không được xác định thông qua giám định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về thủ tục cũng như thời gian xin giám định vết thương. Bài viết tôi sẽ cung cấp một số thông tin giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục yêu cầu giám định thương tật, thời gian xin giám định thông qua bài viết này.

Bao lâu xin giám định vết thương

Bao lâu xin giám định vết thương

Khi nào phải tiến hành giám định?

Các trường hợp phải trưng cầu giám định bao gồm:

  • Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
  • Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
  • Nguyên nhân chết người;
  • Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
  • Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
  • Mức độ ô nhiễm môi trường.

Từ những quy định trên (căn cứ tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) thì vết thương do bị đánh thuộc trường hợp cần trưng cầu giám định thương tích, bạn có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định tỷ lệ thương tích này.

>>> Xem thêm: Giám định thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố

Thời gian xin giám định thương tích sau khi bị đánh

Đối với trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định, thời hạn giám định như sau:

  • Không quá 03 tháng đối với giám định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội, người làm chứng, bị hại.
  • Không quá 01 tháng đối với giám định nguyên nhân gây chết người, mức độ ô nhiễm môi trường.
  • Không quá 09 ngày đối với giám định tuổi bị can, bị cáo, bị hại khi cần thiết; tính chất gây thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe, khả năng lao động; chất ma túy, vũ khí quân dụng …

Như vậy, với trường hợp trên thì thời hạn giám định sau khi bị đánh sẽ là 09 ngày.

Cơ sở pháp lý: Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Trình tự thủ tục yêu cầu giám định thương tích

Trước khi tiến hành yêu cầu giám định cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Văn bản yêu cầu giám định/đề nghị giám định;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
  • Các tài liệu, đồ vật liên quan (nếu có).

Trình tự:

  • Bước 1: người có quyền yêu cầu giám định thương tích (người có thẩm quyền tiến hành tố tụng) hoặc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thực hiện giám định
  • Bước 3: gửi kết quả cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020.

>>Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

Hồ sơ xin giám định

Hồ sơ xin giám định

Một số câu hỏi về giám định thương tích

Giám định thương tích ở đâu?

Tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y (thương tích):

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012.

>>> Xem thêm: Giám định thương tích ở đâu

Tỷ lệ thương tích là bao nhiêu thì truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự nếu mức độ thương tích từ 11% trở lên. Tuy nhiên, hành vi này gây tổn hại, thương tích dưới 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm;
  • Dùng axit hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Có tính chất côn đồ…

Ngoài ra, người cố ý gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt được quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015, điểm d khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Truy cứu trách nhiệm hình sự

>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan:

Bao lâu thì có kết quả giám định

Chưa có điều luật quy định cụ thể về thông báo kết quả giám định, tuy nhiên tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định về quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định như sau:

  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

Như vậy, trong thời hạn 07 ngày có kết quả giám định thì cơ quan tiếp nhận phải thông báo cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

Luật sư bảo vệ bị hại trong vụ cố ý gây thương tích

  • Tư vấn cho bị hại về pháp luật hình sự;
  • Tư vấn cho bị hại về tội cố ý gây thương tích;
  • Trực tiếp tham gia vào các buổi làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, tham gia phiên tòa xét xử;
  • Tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại;
  • Tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan ở giai đoạn truy tố, tòa án xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm;
  • Luật sư là người bào chữa cho bị hại.

>>> Xem thêm: Hành vi cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm

Bài viết trên đã đề cập một số vấn đề pháp lý liên quan đến giám định vết thương, cũng như trình tự thủ tục, thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh là bao lâu. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác cần luật sư tư vấn luật hình sự, quý khách có thể liên hệ qua số điện thoại tổng đài: 1900.633.716 để được các luật sư hình sự tư vấn, giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.5 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,842 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716