Luật sư soạn thảo đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt bị cáo

Luật sư soạn thảo đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt bị cáo là hoạt động diễn ra thường xuyên khi tham gia bảo quyền lợi cho bị hại. Theo đó, đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt sẽ được gửi đến Tòa án để hội đồng xét xử xem xét yêu cầu kháng cáo. Bài viết sau đây của Luật L24h sẽ giúp Quý bạn đọc biết thêm thông tin chi tiết về soạn thảo đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt bị cáo của luật sư.

Soạn thảo đơn kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt

Soạn thảo đơn kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt

Tăng mức hình phạt được thực hiện trong trường hợp nào?

Bị cáo có thể bị tăng mức hình phạt trong các trường hợp sau:

  • Viện kiểm sát kháng nghị và bị hại kháng cáo sửa bản án sơ thẩm yêu cầu tăng hình phạt (điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại (Điều 358 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
  • Hủy bản án có hiệu lực pháp luật để điều tra, xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015);
  • Hủy bản án có hiệu lực pháp luật để điều tra, xét xử lại theo thủ tục tái thẩm (khoản 2 Điều 402 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Như vậy, mức hình phạt của bị cáo có thể tăng lên khi thuộc một trong các trường hợp kể trên.

>>> Xem thêm: Kháng cáo có bị tăng mức hình phạt không?

>>> Xem thảo thêm: Có được sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt khác nặng hơn không

Đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt bị cáo

Nội dung chính của đơn kháng cáo

Khi soạn thảo đơn kháng cáo, nội dung đơn phải đảm bảo các nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng năm làm đơn kháng cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
  • Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Như vậy, khi soạn thảo đơn kháng cáo cần phải đáp ứng đầy đủ các nội dung trên.

Mẫu đơn kháng cáo

Mẫu đơn kháng cáo

Mẫu đơn kháng cáo

 

>>> Xem thêm: Mẫu đơn kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm

Người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 331 BLTTHS 2015 thì người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm bao gồm:

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Bên cạnh đó, việc kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt cho bị cáo do bị hại gửi kháng cáo đến Tòa án để được xem xét. Theo đó, chỉ có bị hại mới có quyền kháng cáo tăng hình phạt cho bị cáo.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư soạn đơn kháng cáo hình sự

Thủ tục kháng cáo tăng mức hình phạt cho bị cáo

Bước 1: Gửi đơn kháng cáo hoặc kháng cáo trực tiếp

  • Gửi đơn kháng cáo: Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
  • Kháng cáo trực tiếp: Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của BLTTHS 2015.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

  • Đơn kháng cáo hợp lệ: Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của BLTTHS 2015.
  • Đơn kháng cáo không hợp lệ nhưng nội dung chưa rõ: Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
  • Đơn kháng cáo đúng quy định nhưng quá thời hạn kháng cáo: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo: trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.

Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm

Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành các bước chuẩn bị xét xử và xét xử theo quy định của BLTTHS 2015.

Cơ sở pháp lý: Điều 332, 334 BLTTHS 2015

Dịch vụ luật sư soạn thảo đơn kháng cáo đề nghị tăng án phạt

Luật sư tư vấn soạn thảo đơn kháng cáo

Luật sư tư vấn soạn thảo đơn kháng cáo

  • Giải đáp các quy định pháp lý cho khách hàng về thủ tục kháng cáo trong vụ án hình sự;
  • Tư vấn các trường hợp người bị hại được kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt;
  • Tư vấn giải đáp khách hàng quy trình thực hiện kháng cáo trong vụ án hình sự;
  • Tư vấn hỗ trợ khách hàng soạn thảo nội dung đơn kháng cáo;
  • Hỗ trợ tư vấn thu thập tài liệu; minh chứng cần thiết khi làm thủ tục kháng cáo;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ kháng cáo cho khách hàng;
  • Trong quá trình giải quyết, luật sư sẽ thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
  • Luật sư trực tiếp tham gia vào các phiên xét xử nhằm đảo bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Hỗ trợ khách hàng các công việc, thủ tục khác có liên quan.

Soạn đơn kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm có thể hiểu là công việc mà chủ thể có quyền kháng cáo thực hiện để kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Trình tự, thủ tục và nội dung đơn kháng cáo cũng cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc cần sự giúp đỡ hãy truy cập Văn phòng Luật L24h để được luật sư tư vấn luật hình sự qua điện thoại miễn phí qua hotline 1900.633.716 trực tuyến 24/24.

Scores: 4.6 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,842 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716