Có được sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt khác nặng hơn không?

Có được sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt khác nặng hơn không? Là một câu hỏi được hỏi nhiều gần đây. Việc sửa bản án sơ thẩm là thẩm quyền của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, việc sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt khác nặng hơn là có thể nếu nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu.

Sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt khác nặng hơn

Sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt khác nặng hơn

Khi nào được sửa bản án sơ thẩm vụ án hình sự

Sửa bản án sơ thẩm là một trong những quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm, tuy nhiên việc sửa bản án sơ thẩm phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

Điều luật quy định những nguyên tắc sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm, cụ thể: Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Viện kiểm sát có được kháng nghị theo hướng tăng nặng đối với bị cáo

Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và quyền công tố buộc tội tại phiên tòa. Sau khi xét xử sơ thẩm nếu viện kiểm sát thấy bản án, quyết định sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp, tính căn cứ, tội danh, hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp khác do tòa sơ thẩm áp dụng không phù hợp với thực tế khách quan, tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị.


nguồn nội dung từ website luat24h.com.vn
Kháng nghị của viện kiểm sát có thể theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt, tăng nặng hoặc giảm nhẹ mức bồi thường đối với tất cả bị cáo hay một số bị cáo. Để làm căn cứ cho việc xem xét các nội dung trong kháng nghị của mình, Viện kiểm sát phải nêu rõ lý do kháng nghị và mục đích của việc kháng nghị.

Viện kiểm sát kháng nghị

Viện kiểm sát kháng nghị

Cơ sở pháp lý: Điều 336 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm. Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

  • Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
  • Sửa bản án sơ thẩm;
  • Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

Như vậy, theo quy định nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Và Hội đồng xét xử phúc thẩm được sửa bản án sơ thẩm theo Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Theo đó, khi mà có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm.

Và căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc sửa bản án sơ thẩm, theo đó trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn.

Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể xem xét sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt khác nặng hơn nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu.

Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt nặng hơn

Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm sang hình phạt nặng hơn

Cơ sở pháp lý: Điều 355, Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

>>> Tham khảo thêm: Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo, thời hạn kháng cáo

Khi nào tòa phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án


nguồn nội dung từ website luat24h.com.vn
Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị.

Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.

Cơ sở pháp lý: Điều 348 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về sửa bản án sơ thẩm

Hiểu về quy định pháp luật về sửa bản án sơ thẩm vụ án hình sự là việc cần thiết. Nếu Quý bạn đọc còn có những vấn đề chưa hiểu rõ hoặc cần luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn luật qua Hotline 1900633716 để được luật sư hình sự của Luật L24H hỗ trợ một cách nhanh nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716