Cháu đích tôn là gì? Quyền thừa kế của cháu đích tôn

Cháu đích tôn là gì? Đây là người con trai đóng vai trò quan trọng trong văn hóa gia đình Việt Nam. Trong pháp luật dân sự, việc chia thừa kế di sản, đất đai đối với người cháu đích tôn diễn ra thế nào cũng là thắc mắc của nhiều độc giả. Do đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc những quy định pháp luật xoay quanh quyền thừa kế của cháu đích tôn , tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai của cháu đích tôn qua bài viết sau đây.

cháu đích tôn

Cháu đích tôn và Quyền thừa kế của cháu đích tôn

Cháu đích tôn là gì?

Cháu đích tôn là con trai trưởng của người trưởng nam theo nghĩa Hán Nôm.

Trong trường hợp người con trai trưởng hoặc người con trai đầu không sinh được con trai thì đứa con trai của người con trai thứ kế tiếp sẽ được xem là cháu đích tôn.

Quyền thừa kế theo di chúc của cháu đích tôn

Cháu đích tôn có thể được hưởng thừa kế theo di chúc nếu trong di chúc thể hiện nội dung cháu đích tôn được hưởng phần tài sản nhất định cộng với điều kiện:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định pháp luật.

Di chúc có hiệu lực kể từ khi người để lại di chúc chết.

Việc thừa kế theo di chúc chỉ không được thực hiện nếu người cháu này từ chối nhận hoặc không có quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, cháu đích tôn nếu không có quyền hưởng di sản vẫn có khả năng được nhận thừa kế nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người cháu đó, nhưng vẫn cho hưởng di sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 630, 620, 621 Bộ luật dân sự 2015.

>> Tham khảo thêm bài viết về: Di chúc miệng hợp pháp khi nào?

quyền thừa kế theo di chúc của cháu đích tôn

Quyền thừa kế theo di chúc của cháu đích tôn

Quyền thừa kế theo pháp luật của cháu đích tôn

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập;
  • Những người được chỉ định thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

>> Tham khảo bài viết về: Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

Như vậy, nếu rơi vào một trong những tình huống trên, di sản sẽ được phân chia lần lượt theo hàng thừa kế bằng nguyên tắc chia đều di sản cho những người cùng hàng thừa kế. Chỉ khi không ai còn trong hàng thừa kế trước có thể nhận thì di sản mới được chia cho những người thuộc hàng thừa kế sau. Các hàng thừa kế được quy định bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, quyền lợi của cháu đích tôn hoàn toàn không có gì khác biệt so với những người ở cùng hàng thừa kế khác. Hơn thế nữa, cháu đích tôn chỉ có thể được phân chia thừa kế nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 650, 651 Bộ luật dân sự 2015.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu đích tôn

Khi phát sinh tranh chấp thừa kế của cháu đích tôn, biện pháp đơn giản nhất là các thành viên trong gia đình cùng nhau ngồi lại THƯƠNG LƯỢNG, thỏa thuận và giải quyết phân chia tài sản. Tuy nhiên, trường hợp không thỏa thuận được, người bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp có thể KHỞI KIỆN ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Cụ thể:

Thủ tục đòi chia di sản thừa kế cho cháu đích tôn

Hồ sơ khởi hiện cần chuẩn bị

  • Đơn khởi kiện dân sự theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
  • CCCD/CMND, sổ hộ khẩu của người khởi kiện
  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy chứng tử
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản
  • Bảng kê khai các di sản
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

khởi kiện chia di sản thừa kế tại tòa Kiện chia di sản thừa kế tại Tòa

Thủ tục khởi kiện bao gồm các bước

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa.

Bước 2: Trong 03 ngày làm việc từ ngày nhận được đơn, Thẩm phán xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn;
  • Thụ lý vụ án;
  • Trả lại đơn khởi kiện;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện.

Thông báo người khởi kiện nộp tạm ứng phí nếu vụ án được thụ lý.

Bước 3: Thông báo thụ lý vụ án cho nguyên đơn, bị đơn, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.

Bước 4: Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Bước 5: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nêu ý kiến của mình bằng văn bản; yêu cầu phản tố, độc lập trong 15 ngày.

Bước 6: Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

  • Hòa giải thành: Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên nếu trong 07 ngày không có đương sự nào thay đổi ý kiến.
  • Hòa giải không thành: tiến hành bước tiếp theo.

Bước 7: Thẩm phán ra một trong các quyết định sau:

  • Đình chỉ giải quyết vụ án
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
  • Xét xử vụ án.

Bước 8: Xét xử sơ thẩm.

Bước 9: Xét xử phúc thẩm nếu đương sự kháng cáo với quyết định, bản án của Tòa.

Cơ sở pháp lý: Điều 191, 196, 197, 208, 212, 214, 216, 217, 220 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Luật sư tư vấn về quyền thừa kế của cháu đích tôn

  • Tư vấn các vấn đề về thừa kế theo pháp luật, theo di chúc, có yếu tố nước ngoài của cháu đích tôn; cách chia thừa kế, khai nhận di sản thừa kế;
  • Lập văn bản từ chối nhận di sản nếu có yêu cầu;
  • Lập, lưu giữ và công bố di chúc theo yêu cầu;
  • Soạn thảo giấy tờ liên quan đến việc khởi kiện giải quyết tranh chấp về thừa kế cho khách hàng;
  • Luật sư tham gia đại diện giải quyết tranh chấp về thừa kế của cháu đích tôn tại Tòa.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất hương hỏa thờ cúng

Bài viết trên đã đưa ra toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề quyền thừa kế dành cho cháu đích tôn. Nhằm hỗ trợ người dân giải quyết các vấn đề tồn động liên quan đến lĩnh vực này, Luật L24H chúng tôi cũng nhận cung cấp các dịch vụ luật sư thừa kế tư vấn thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền thừa kế của cháu đích tôn. Với Đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm tranh tụng giải quyết tranh chấp thừa kế tại Toàn án, chúng tôi tự tin sẽ đem lại cho quý khách trải nghiệm hài lòng nhất. Liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 1900.633.716. để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716