Cháu nuôi có được hưởng thừa kế thế vị của ông bà khi ba mẹ nuôi mất không?

Cháu nuôi có hưởng thừa kế thế vị của ông bà là câu hỏi được đặt ra khi cha, mẹ của cháu nuôi chết trước hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản. Trong quan hệ này, di sản được dịch chuyển từ người để lại di sản đến người thụ hưởng trải qua ba thế hệ từ cháu đến ông, bà. Để tìm hiểu thông tin về quyền hưởng thừa kế thế vị của cháu nuôi, mời các bạn theo dõi bài viết pháp lý dưới đây:

Cháu nuôi có được hưởng thừa kế thế vị của ông, bà

Cháu nuôi có được hưởng thừa kế thế vị của ông, bà

Quyền hưởng di sản thừa kế của con nuôi.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010, nếu cha mẹ của quý khách đã đăng ký nuôi con nuôi hợp pháp, giữa ba mẹ nuôi và người con nuôi này sẽ phát sinh đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Như vậy con nuôi hợp pháp hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế, có các quyền tương đương như con đẻ và có vị trí thừa kế ở hàng thứ nhất khi thừa kế di sản từ ba mẹ nuôi của mình.

>>> Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật là gì?

Cháu nuôi có được nhận thừa kế di sản do ông bà để lại không.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, có hai dạng thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đối với từng dạng thừa kế thì quyền thừa kế trực tiếp của con nuôi đối với di sản của ông bà nuôi để lại sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Thừa kế theo di chúc.

Theo khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế. Khác với thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc không phụ thuộc vào hàng thừa kế mà phụ thuộc vào ý chí của người để lại di chúc.

Như vậy khi ông bà viết di chúc để lại di sản cho cháu nuôi thì người cháu đó có quyền hưởng di sản thừa kế.

Quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc của cháu nuôi

Quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc của cháu nuôi

Thừa kế theo pháp luật.

Điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Như vậy đối với thừa kế theo pháp luật, cháu nuôi không nằm trong hàng thừa kế thứ hai, do đó cháu nuôi không được nhận di sản do ông bà để lại theo diện thừa kế theo pháp luật.

Cháu nuôi có được hưởng thừa kế thế vị của ông bà khi ba mẹ nuôi mất không?

Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị được quy định là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Có thể nói, thừa kế thế vị là một dạng thừa kế đặc biệt của thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ quy định này, nếu cha, mẹ nuôi chết cùng hoặc chết trước người để lại di sản thừa kế thì con nuôi của họ có quyền thay thế cha, mẹ nuôi để hưởng thừa kế từ ông bà.

Như vậy, theo pháp luật về thừa kế, cháu nuôi có quyền thừa kế thế vị từ cha mẹ nuôi của mình để nhận di sản từ ông, bà để lại.

Quyền hưởng thừa kế thế vị của cháu nuôi

Quyền hưởng thừa kế thế vị của cháu nuôi

Những trường hợp không được quyền hưởng di sản.

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những trường hợp không được quyền hưởng di sản bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc căn cứ vào khoản 2 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

Dịch vụ tư vấn về thừa kế thế vị

Tại đây, chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ sau:

  • Tư vấn các đối tượng được hưởng thừa kế thế vị.
  • Tư vấn cho khách hàng về các điều kiện được hưởng thừa kế thế vị.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
  • Soạn thảo văn bản thỏa thuận chia thừa kế
  • Đại diện hoặc cùng với khách hàng đến văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Đối với thừa kế theo pháp luật, cháu nuôi không có quyền hưởng di sản thừa kế từ ông bà. Tuy nhiên cháu nuôi có quyền được hưởng thừa kế thế vị, theo đó cháu nuôi có quyền thay thế cha mẹ nuôi của mình để nhận di sản từ ông/bà. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào cần luật sư tư vấn luật thừa kế trực tuyến miễn phí hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng

Bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716