Người bị bệnh tâm thần có được hưởng di sản thừa kế không?

Người bị bệnh tâm thần có được hưởng di sản thừa kế không là câu hỏi của những gia đình có người bị tâm thần. Người bị bệnh tâm thần thì có được hưởng di sản thừa kế hay bị mất quyền sở hữu đối với di sản thừa kế hay không và ai là người đại diện sẽ thay người bệnh tâm thần quản lý tài sản đó. Bài viết sau đây của tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Thừa kế đối với người bị tâm thần

Thừa kế đối với người bị tâm thần

Đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định trên, để được là người thừa kế thì đó phải là người còn sống hoặc đã thành thai vào thời điểm người để lại di sản chết. Trong trường hợp thừa kế theo di chúc mà đối tượng thừa kế không phải cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm thừa kế

Người bị bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không?

Theo quy định của Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật không hạn chế quyền hưởng thừa kế của người bị bệnh tâm thần. Do đó, người bị bệnh tâm thần vẫn được hưởng thừa kế.

Ngoài ra, người tâm thần không được thuộc vào các trường hợp không được hưởng thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý những người đã nêu ở trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Người đang bị tâm thần

Người bị tâm thần đang điều trị

Tham khảo thêm: Tài sản thừa kế của người bị tâm thần do ai quản lý

Quy định về quản lý tài sản của người bị bệnh tâm thần

Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

  • Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
  • Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Theo quy định này, người bị bệnh tâm thần được coi là người mất năng lực hành vi dân sự sau khi được Tòa án ra quyết định. Ngoài ra, người bị tâm thần không được tự xác lập các giao dịch dân sự mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của mình để thực hiện.

Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản thừa kế của người mất năng lực hành vi dân sự sẽ do người giám hộ quản lý, cụ thể:

  • Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
  • Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
  • Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Do đó, tài sản của người bị bệnh tâm thần sẽ do người giám hộ của họ quản lý. Cụ thể, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Bên cạnh đó, việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

>>> Xem thêm: Tài sản thừa kế của người bị tâm thần do ai quản lý

Quy định pháp luật về người giám hộ của người bị thần kinh

Trách nhiệm của người giám hộ

Theo Điều 57 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

  • Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh của người bị bệnh tâm thần;
  • Đại diện cho người bị bệnh tâm thần trong các giao dịch dân sự;
  • Quản lý tài sản của người bị bệnh tâm thần;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bệnh tâm thần; Nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ nêu trên.

Thủ tục đăng ký giám hộ cho người bị tâm thần

Đối với giám hộ đương nhiên:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký giám hộ được quy định tại tiểu mục 13 Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-BTP năm 2023;
  • Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên: giấy kết hôn, giấy khai sinh. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp được người ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực;
  • Người thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ hải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Ngoài ra, xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đăng ký giám hộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ. Trong trường hợp thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ.

Ngoài ra, người có yêu cầu đăng ký giám hộ có thể gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 3 ngày (đối với Ủy ban Nhân dân cấp xã) hoặc 5 ngày (đối với Ủy ban Nhân dân cấp huyện) kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ thì công chức làm công tác hộ tịch xác minh, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Công chức tư pháp/Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (huyện) cấp trích lục cho người yêu cầu.

(Cơ sở pháp lý: Điều 20, Điều 21, Điều 41 Luật Hộ tịch 2014, Tiểu mục 13 Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-BTP năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành vào ngày 10 tháng 4 năm 2023.

Đối với giám hộ cử:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký giám hộ;
  • Văn bản cử người giám hộ;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ;
  • Người thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ phải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Ngoài ra, xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đăng ký giám hộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ. Trong trường hợp thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ.

Ngoài ra, người có yêu cầu đăng ký giám hộ có thể gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 3 ngày (đối với Ủy ban Nhân dân cấp xã) hoặc 5 ngày (đối với Ủy ban Nhân dân cấp huyện) kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ thì công chức làm công tác hộ tịch xác minh, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Công chức tư pháp/Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (huyện) cấp trích lục cho người yêu cầu.

(Cơ sở pháp lý: Điều 20 và Điều 40 Luật Hộ tịch 2014)

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký giám hộ cho người bị tâm thần

Tư vấn đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo luật

Luật L24H xin được cung cấp dịch vụ tư vấn về quyền và đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo luật như sau:

  • Tư vấn pháp luật về vai trò và nghĩa vụ của người giám hộ;
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế trong trường hợp thừa kế không có di chúc;
  • Tư vấn chi tiết về các phương án giải quyết tranh chấp thừa kế không có di chúc;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến người bị bệnh tâm thần;
  • Hướng dẫn khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện theo Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khác liên quan đến thừa kế theo pháp luật.

Dịch vụ luật sư thừa kế

Dịch vụ luật sư thừa kế

Qua bài viết có thể thấy người bị bệnh tâm thần vẫn được hưởng di sản thừa kế theo những quy định trên nhưng tài sản của người bị bệnh tâm thần phải do người giám hộ quản lý. Trong trường hợp người bị bệnh tâm thần chưa có người giám hộ cần đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Nếu Quý khách hàng cần giải quyết các vấn đề pháp lý, giải quyết tranh chấp thừa kế hãy liên hệ HOTLINE: 1900633716 để được luật sư tư vấn thừa kế hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716