Con riêng xuất hiện có phải chia lại di sản thừa kế không?

Con riêng xuất hiện có phải chia lại di sản thừa kế không là câu hỏi thường gặp trong trường hợp có người thừa kế mới là con riêng của bố hoặc mẹ xuất hiện sau khi bố hoặc mẹ đã mất và đã thực hiện việc chia di sản thừa kế. Vấn đề này được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho quý khách hàng về việc chia di sản thừa kế khi có con riêng xuất hiện.

Chia di sản thừa kế cho con riêng

Chia di sản thừa kế cho con riêng

Trường hợp con riêng được hưởng di sản thừa kế

Thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, theo quy định trên thì con là người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất.

Hiện nay, pháp luật không có quy định về con chung hay con riêng. Do vậy, con riêng vẫn có quyền được hưởng thừa kế bình đẳng so với những người con khác, kể cả con ruột hay con nuôi.

Thừa kế theo di chúc

Về quyền thừa kế theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc và hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Cũng tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó người để lại di chúc có quyền các quyền sau đây được quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên con riêng trong trường hợp được cha/mẹ chỉ định là người thừa kế theo di chúc thì có thể được hưởng di sản mà không một ai có quyền ngăn cản.

Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản

>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp quyền thừa hưởng di sản thừa kế không di chúc

Thời hiệu yêu cầu chia di sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản bắt đầu tính kể từ thời điểm mở thừa kế, hay chính là thời điểm mà người để lại di sản thừa kế chết:

  • 30 năm đối với bất động sản.
  • 10 năm đối với động sản.

Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Giải quyết phân chia di sản khi có con riêng xuất hiện như thế nào?

Trường hợp con riêng xuất hiện khi phân chia di sản được xem là có người thừa kế mới.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới thì con riêng xuất hiện sau khi đã hoàn thành việc chia di sản thừa kế rồi thì không phải chia lại di sản thừa kế nữa. Lúc này, những người thừa kế đã nhận được di sản thừa kế trước đó phải thanh toán cho người con riêng một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có quy định khác.

>>>Xem thêm: Con riêng có được hưởng thừa kế không?

Luật sư tư vấn trường hợp con riêng xuất hiện sau khi đã chia thừa kế

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Luật L24H xin cung cấp những dịch vụ tư vấn về trường hợp con riêng xuất hiện sau khi đã chia thừa kế, cụ thể như sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về thừa kế;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền được hưởng di sản thừa kế;
  • Tư vấn khách hàng hướng giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp;
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng trong quá trình giải quyết vụ việc;
  • Đại diện khách hàng theo ủy quyền làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ trong quá trình giải quyết vụ việc

Luật sư tư vấn về chia di sản thừa kế

Luật sư tư vấn về chia di sản thừa kế

Như vậy, mặc dù là con riêng nhưng những người con này vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế do bố hoặc mẹ mình để lại. Nếu quý khách hàng cần được luật sư tư vấn thừa kế về việc chia di sản cho con riêng, xin vui lòng liên hệ với Luật L24H qua Hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi luôn mong nhận được cuộc gọi từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716