Hướng dẫn xử lý khi đồng thừa kế ở nước ngoài không liên lạc được

Xử lý khi đồng thừa kế ở nước ngoài không liên lạc được, hiện nay vấn đề về thừa kế nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là khi có tranh chấp về phân chia di sản. Trong trường hợp này việc phân chia di sản sẽ được xử lý như thế nào và được pháp luật quy định ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Đồng thừa kế ở nước ngoài không liên lạc được

Đồng thừa kế ở nước ngoài không liên lạc được

Phân chia di sản thừa kế khi người thừa kế định cư ở nước ngoài

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, di sản thừa kế sẽ được chia theo 2 trường hợp có di chúc và không có di chúc. Cụ thể:

Trường hợp có di chúc

Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

  • Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, việc phân chia di sản được thực hiện theo nội dung của di chúc, nếu như nội dung của di chúc không chỉ định rõ phần di sản được hưởng của từng người thừa kế thì di sản sẽ được chia đều cho tất cả những người thừa kế được nhắc đến trong nội dung của di chúc.

Trường hợp không có di chúc

Theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 khi người chết không để lại di chúc thi di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật. Thứ tự phân chia di sản thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Cơ sở pháp lý Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015)

Ngoài 2 quy định trên thì căn cứ Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; không giới hạn quyền hưởng di sản giữa người trong nước, người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc một trong những trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì không được hưởng di sản thừa kế ở Việt Nam.

Làm thế nào khi phân chia di sản mà người đồng thừa kế ở nước ngoài

Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế bằng cách ủy quyền cho một trong những người thừa kế ở Việt nam.

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Phân chia di sản thừa kế

Hướng xử lý khi đồng thừa kế ở nước ngoài không liên lạc được

Trong trường hợp không thể liên lạc được với người thân hoặc không có bất kỳ tin tức nào về họ có thể tiến hành thủ tục tuyên bố mất tích nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định theo pháp luật. Sau một khoảng thời gian quy định mà vẫn không có thông tin gì về người này có thể tiến hành thủ tục tuyên bố rằng người đó đã chết.

Thủ tục tuyên bố một người mất tích:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích

  • Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
  • Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và Điều 385 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
  • Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều 388 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Bước 3: Quyết định tuyên bố một người mất tích

  • Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

(Cơ sở pháp lý: Điều 387, Điều 388, Điều 389 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Trường hợp yêu cầu tuyên bố một người là đã chết:

  • Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực rằng người đó còn sống;
  • Người đó biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống;
  • Người đó bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai và sau 2 năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt mà vẫn không có tin tức xác thực rằng người đó còn sống (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);
  • Người đó biệt tích liên tục trong vòng 5 năm trở lên mà không có tin tức xác thực, người yêu cầu có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố rằng người đó đã chết.

Căn cứ vào các trường hợp trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

(Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015)

Thủ tục yêu cầu chia thừa kế khi đồng thừa kế ở nước ngoài không liên lạc được

Căn cứ quy định tại Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết:

  • Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
  • Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo đó, khi đồng thừa kế ở nước ngoài được tuyên bố là đã chết thì mất quyền hưởng thừa kế. Lúc này các đồng thừa kế còn lại ở Việt Nam có thể yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật và thủ tục được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây và nộp lên nơi công chứng:

  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản;
  • Giấy tờ chứng minh đồng thừa kế đã chết (giấy chứng tử, Quyết định của Tòa án tuyên bố một người đã chết) hoặc từ chối nhận di sản (Văn bản từ chối nhận di sản);
  • Bản sao di chúc (trường hợp thừa kế theo di chúc);
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết;
  • Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, CCCD. hộ khẩu…).

CSPL: Khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Bước 2: Niêm yết hồ sơ

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

CSPL: Khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Tư vấn pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm có kiến thức chuyên môn cao về nhiều lĩnh vực pháp luật dân sự, Luật L24H xin được gửi tới quý bạn đọc một số dịch vụ tư vấn pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài sau:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn về phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định;
  • Tư vấn thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài;
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp, trình tự, thủ tục khởi kiện;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế;
  • Tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản ủy quyền khi đương sự ở nước ngoài, văn bản xin trích lục tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp;

Luật sư tư vấn thừa kế có yếu tố nước ngoài

Dịch vụ luật sư thừa kế có yếu tố nước ngoài

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Chia di sản thừa kế khi đồng thừa kế ở nước ngoài không liên lạc được là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi sự hỗ trợ của luật sư chuyên nghiệp. Luật L24H với đội ngũ luật sư tư vấn thừa kế giàu kinh nghiệm tư vấn tranh chấp thừa kế sẽ đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900633716 để được tư vấn miễn phí!

Một số bài viết liên quan đế thừa kế có yếu tố nước ngoài có thể bạn đọc quan tâm:

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716