Bị lừa mua nhà chung cư không có sổ hồng giá rẻ phải làm sao?

Bị lừa mua chung cư không có sổ hồng giá rẻ phải làm sao là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi đây là trường hợp thường gặp trong hợp đồng mua bánnhà chung cư, người bán đã dùng những chiêu trò lừa đảo bằng những thông tin gian dối để chiếm đoạt tài sản của người mua. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về hướng giải quyết khi bị lừa mua nhà chung cư không có sổ hồng giá rẻ, mời quý khách hàng tham khảo.

Bị lừa mua nhà chung cư không có sổ hồng giá rẻ

Bị lừa mua nhà chung cư không có sổ hồng giá rẻ

Có được mua bán nhà chung cư không có sổ hồng không?

Theo Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về mua bán nhà chung cư phải có đủ điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, theo nguyên tắc, các cá nhân, tổ chức chỉ được mua bán chung cư khi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng). Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, có những trường hợp các chủ thể có quyền mua bán chung cư không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

  • Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Trường hợp này phải có những hồ sơ, giấy tờ khác quy định tại khoản 1 Điều 72 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
  • Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật Nhà ở năm 2014;
  • Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
  • Nhận thừa kế nhà ở;
  • Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Như vậy, theo căn cứ quy định trên cho thấy, các bên vẫn có thể mua bán căn hộ chung cư chưa có sổ hồng nếu thuộc vào các trường hợp nêu trên.

>>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng

Hướng xử lý khi bị lừa mua nhà chung cư chưa có sổ hồng

Trình báo tội phạm

Trong trường hợp hành vi bán chung cư chưa có sổ giá rẻ có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Người bị lừa mua chung cư chưa có sổ hồng có thể tố giác tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền như sau:

  1. Bước 1: Nộp đơn tố giác hoặc trình bày trực tiếp tại đến cơ quan điều tra nơi cư trú cấp quận, huyện; viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác.
  2. Bước 2: Sau khi tiếp nhận thông tin tố giác, trong thời hạn 20 ngày, cơ quan điều tra sẽ tiến hành hoạt động điều tra để kiểm tra, xác minh thông tin.
  3. Bước 3: Sau khi hết thời hạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác.

Cơ sở pháp lý: Điều 144, khoản 2 Điều 145, khoản 1 Điều 147, khoản 4 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Khởi kiện dân sự

Trường hợp bị lừa mua nhà chung cư giá rẻ không có sổ hồng nhưng hành vi trên vẫn chưa đủ điều kiện cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), thì người mua vẫn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo thủ tục khởi kiện của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (mẫu số 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện, người đại diện (nếu có): Căn cước công dân, Hộ chiếu
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh bị lừa mua nhà chung cư giá rẻ không có sổ hồng
  • Các tài liệu khác có liên quan

Trình tự khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện

  • Người khởi kiện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện như đã nêu ở trên và nộp đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Theo khoản 1 Điều 190 BLTTDS 2015 người có quyền khởi kiện có thể nộp đơn bằng các phương thức: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia (nếu có)

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án

  • Khi xét thấy hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ ra thông báo cho người khởi kiện thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Căn cứ khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 thời hạn chuẩn bị xét thử đối với vụ án tranh chấp về sở hữu trí tuệ là 04 tháng kể từ ngày thụ lý; nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ các bên đều có mục đích lợi nhuận thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng kể từ ngày thụ lý.

Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.

Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Thẩm phán sẽ căn cứ vào các tình tiết vụ việc và ra một trong các quyết định sau:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm:

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Bước 6: Ra bán án

Hội đồng xét xử ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về giải quyết quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm

Bước 7: Xét xử phúc thẩm trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị

Cơ sở pháp lý: Từ Điều 190 đến Điều 267, Điều 270 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp dân sự: Các phương thức và trình tự thực hiện

Mua nhà chung cư giá rẻ bị lừa

Mua nhà chung cư giá rẻ bị lừa

Hình phạt dành cho tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) được quy định như sau:

Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người thực hiện hành vi lừa người khác mua nhà chung cư chưa có sổ giá rẻ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm thì hình phạt dành cho bên bán có thể từ cải tạo không giam giữ 03 năm đến tù chung thân.

>>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu

Dịch vụ tư vấn khi bị lừa mua nhà chung cư chưa có sổ hồng giá rẻ

Công việc luật sư

Để hỗ trợ quý khách bảo vệ quyền lợi của mình khi bị lừa mua chung cư chưa có sổ giá rẻ, Luật L24H hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về điều kiện, thủ tục để mua nhà đất, bán nhà đất;
  • Tư vấn hướng xử lý khi bị lừa mua nhà chung cư chưa có sổ giá rẻ;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hiệu khởi kiện ra Tòa án;
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ để giải quyết khi bị lừa mua chung cư chưa có sổ giá rẻ.
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Cử luật sư tham gia tố tụng tại phiên tòa.

Phí dịch vụ

  • Luật sư L24H tư vấn ban đầu miễn phí qua tổng đài

Trường hợp khách cần đặt lịch tư vấn chuyên sâu với luật sư chuyên môn. Phí tư vấn là 01 triệu/giờ. Hình thức tư vấn là chủ động theo yêu cầu khách hàng: Trực tiếp tại trụ sở, văn phòng tư vấn, trực tuyến qua các nền tảng video call như zoom, google meeting, zalo call hoặc qua điện đàm như điện thoại.

Trường hợp sau khi tư vấn chuyên môn mà khách hàng ký hợp đồng thì phí tư vấn chuyên sâu sẽ được khấu trừ lại vào phí hợp đồng.

  • Phí dịch vụ tư vấn khi bị lừa mua nhà chung cư chưa có sổ hồng giá rẻ tại Luật Long Phan sẽ được các bên thỏa thuận ngay từ đầu sau khi luật sư nghiên cứu hồ sơ, vụ việc và được các bên giao kết bằng hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Trường hợp trong quá trình thực hiện thủ tục mà có phát sinh các yêu cầu mới hoặc vấn đề khác dẫn đến thay đổi mức phí dịch vụ thì mức phí này được bổ sung vào phụ lục hợp đồng.

Nhằm đảm bảo nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam thì Luật sư sẽ không hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư.

Mức phí của Luật Long Phan đề ra luôn phù hợp với nội dung công việc và chất lượng dịch vụ, đảm bảo cho Quý khách hàng có dự toán tài chính cụ thể và tiết kiệm tối đa ngân sách.

Tư vấn xử lý khi bị lừa mua nhà chung cư không có sổ hồng

Tư vấn xử lý khi bị lừa mua nhà chung cư không có sổ hồng

Dịch vụ Luật sư nhà đất, tư vấn pháp lý mua bán, tranh chấp nhà đất sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc rà soát pháp lý nhà chung cư, đàm phán thực hiện hợp đồng mua bán chung cư chi tiết hạn chế rủi ro pháp lý. Trên đây là bài viết về dịch vụ Luật sư tư vấn xử lý khi bị lừa mua nhà chung cư không có sổ hồng giá rẻ. Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu, cụ thể hơn về hướng xử lý trong các trường hợp khi bị lừa mua nhà chung cư, vui lòng liên hệ số tổng đài 1900633716 để được Luật sư hình sự của Luật L24H tư vấn giải đáp cụ thể.

Một số bài viết về mua nhà chung cư không sổ có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.8 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716