Giải quyết tranh chấp dân sự đòi hỏi hiểu biết về phương thức, trình tự, quy định pháp luật, hồ sơ khởi kiện, thẩm quyền và vai trò luật sư. Bài viết sau đây Luật L24H sẽ cung cấp thông tin cần thiết, giúp bạn nắm rõ kiến thức liên quan, đảm bảo quyền lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Các phương thức giải quyết tranh chấp
Tranh chấp dân sự là gì?
Tranh chấp dân sự là Những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự như tranh chấp trong việc ký kết, thi hành và thanh toán các hợp đồng mua bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm… hoặc trong việc thực hiện các quyền về nhân thân có gắn liền với quan hệ tài sản như quyền tác giả, phát minh, sáng chế, trong ly hôn, thừa kế…
>>> Tham khảo thêm: Tranh chấp dân sự là gì?
Tranh chấp dân sự bao gồm những loại nào ?
Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án, có thể hiểu việc tranh chấp dân sự thuộc những loại sau :
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, tranh chấp hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Phương thức giải quyết tranh chấp
Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự mới nhất
Thương lượng
Pháp luật chưa quy định cụ thể về phương thức thương lượng này, nhưng ta có thể hiểu đơn giản giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng là việc các bên trong quan hệ dân sự cùng nhau thỏa thuận và bàn bạc để tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho các bên. Phương thức này không được quy định trong luật nên các bên tự thỏa thuận và thống nhất với nhau.
Hòa giải
Là việc các bên tiến hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba làm trung gian hòa giải, giúp các bên đạt được thỏa thuận, chấm dứt tranh chấp, bất đồng. Bên thứ ba ở đây là hòa giải viên (hoặc cũng có thể là một cá nhân có uy tín, có sức thuyết phục, cảm hóa các bên tranh chấp) trực tiếp tham gia trong quan hệ hòa giải, nhưng có vai trò trung lập và độc lập với các bên tranh chấp. Người làm trung gian chỉ có quyền giải thích, thuyết phục, cảm hóa hai bên tranh chấp thương lượng, thỏa thuận chấm dứt tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột mà không được áp đặt hoặc can thiệp vào nội dung thỏa thuận của các bên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa 2020 như sau :
Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật này.
Thủ tục Tòa án và Trọng tài thương mại
Trọng tài hay Tòa án đều là hình thức được pháp luật công nhận. Ta có thể hiểu trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và tuân thủ quy định pháp luật. Được áp dụng đối với tranh chấp phát sinh liên quan đến quan hệ pháp lý. Khi việc giải quyết trong hòa bình không đạt được như mong muốn thì trọng tài viên sẽ đưa ra giải pháp và kết quả giải quyết cho các bên. Đây là quyết định ràng buộc các bên phải tuân thủ theo.
Đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được quy định theo Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được thực hiện theo một trình tự, quy định cụ thể nhất định, và việc không tuân thủ sẽ phải chịu hậu quả là thi hành bằng bị cưỡng chế nhà nước.
Và tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Xem thêm >>> Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài tại Tòa án cấp Tỉnh
Thủ tục giải quyết tại Tòa án
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án
Trình tự thực hiện
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thẩm quyền Tòa án gồm :
- Hầu hết, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
- Tuy nhiên, đối với tranh chấp mà có đương sự hoặc có tài sản ở nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
- Ngoài ra, nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo đó, hồ sơ khởi kiện sẽ được nộp cho Tòa án theo các phương thức được quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án (Điều 196, Điều 197 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện dân sự
Thủ tục giải quyết
Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.
Và thủ tục nhận, xử lý đơn khởi kiện tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 :
Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Sau khi đã nhận thấy vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
(Căn cứ theo Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
>>> Xem thêm: Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu
Sau khi thụ lý vụ án tiếp theo sẽ được xử lý theo trình tư sau :
- Thẩm phán lúc này sẽ triệu tập các đương sự đến toà án để xác minh và hoà giải; đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà. Và tiến hành hòa giải theo nguyên tắc quy định tại Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Chuẩn bị xét xử :
Các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 203 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015)
Cuối cùng là đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Vai trò của luật sư trong giải quyết tranh chấp dân sự
- Tư vấn quy định pháp luật liên quan tranh chấp dân sự của khách hàng;
- Hướng dẫn khách hàng thu thập các tài liệu chứng cứ có lợi;
- Tư vấn, soạn thảo đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng giải quyết tranh chấp dân sự;
- Luật sư tham gia làm việc, tranh tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi khách hàng;
- Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan
Bài viết trình bày cụ thể về việc các phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên có thể giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn trong tranh chấp dân sự, các loại tranh chấp dân sự thường gặp cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án. Nếu có thắc mắc hay mong muốn hỗ trợ tư vấn luật dân sự hoặc cần thuê dịch vụ luật sư dân sự giỏi Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE 1900633716 để được luật sư dân sự trực tiếp tư vấn giải đáp.